TP.HCM trình chủ trương đầu tư2 cây cầu hơn 17.000 tỷ đồng Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM đăng ký các Dự án hạ tầng giao thông trình HĐND Thành phố tại kỳ họp giữa năm 2024.
TheĐầutưhơntỷđồnghồisinhsôngTrườngGiangtỷđồngmởrộngđườngĐỗXuânHợtỷ lệ kèo bóng đá c1o danh sách đăng ký, sẽ có 10 dự ángiao thông, trong đó có 2 cây cầu lớn là cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 sẽ được xin chủ trương đầu tư tại kỳ họp HĐND Thành phố vào giữa năm 2024. Dự án cầu Cần Giờ nối huyện Nhà Bè và Cần Giờ dài 7,3 km, rộng 6 làn xe, tổng mức đầu tư 11.087 tỷ đồng được đầu tư theo hình thức PPP hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Tại dự án này, vốn ngân sách TP.HCM tham gia 49,6%, (tương đương 5.246 tỷ đồng) còn lại 50,3% do nhà đầu tư huy động. Còn dự án Cầu Thủ Thiêm 4 nối Quận 7 và TP.Thủ Đức dài hơn 2 km với 6 làn xe. Cây cầu này sẽ được xây dựng theo hướng mở với nhịp chính có thể mở ra giúp tàu thuyền dễ dàng qua lại. Tổng mức đầu tư cầu Thủ Thiêm 4 là 6.030 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức PPP hợp đồng BOT. Trong đó vốn ngân sách sẽ tham gia 2.826 tỷ đồng (tương đương gần 50% tổng mức đầu tư). Hiện tại, dự án cầu Thủ Thiêm 4 và cầu Cần Giờ đã hoàn tất báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Nếu được Hội đồng nhân dân TP.HCM thông qua vào kỳ họp giữa năm 2024, hai cây cầu này sẽ khởi công dịp 30/4/2025. Ngoài 2 cây cầu Cần Giờ và Thủ Thiêm 4, Sở GTVT cũng đề xuất thông qua chủ trương đầu tư của một số dự án khác như Dự án nâng cấp mở rộng đường Vĩnh Lộc (đoạn từ đường Trần Văn Giàu đến đường số 2A- Khu công nghiệp Vĩnh Lộc) tổng mức đầu tư 4.344 tỷ đồng; mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp, TP.Thủ Đức (mức đầu tư 868 tỷ đồng); Dự án xây dựng kè Thanh Đa, quận Bình Thạnh hơn 868 tỷ đồng. Quảng Nam đề nghị kéo dài thời gian giải ngân hơn 1.000 dự án ngân sách địa phương Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam vừa có buổi làm việc với Ban kinh tế - Ngân sách về một số nội dung dự kiến trình kỳ họp thứ 22, Hội đồng nhân dân Tỉnh Quảng Nam. Thông tin về kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công ngân sách địa phương (tỉnh/huyện/xã), Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cho biết, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 nguồn ngân sách địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) không giải ngân hết, đề nghị kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 là 634 tỷ đồng, với 1.002 Dự án. Cụ thể, ngân sách cấp tỉnh 395 tỷ đồng với 340 dự án. Trong phần vốn ngân sách cấp tỉnh 395 tỷ đồng, phân theo ngành, lĩnh vực 282 tỷ đồng và vốn ngân sách tỉnh thực hiện các chương trình, nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh là 112 tỷ đồng. Còn ngân sách cấp huyện 212 tỷ đồng, với 446 dự án; ngân sách cấp xã 26 tỷ đồng với 216 dự án. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, trong 1.002 dự án đề nghị kéo dài, có 8 dự án thuộc trường hợp “Dự án bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng”, chiếm tỷ lệ 0,8%. Ngoài ra, có 289 dự án thuộc trường hợp “Dự án được bố trí kế hoạch vốn để hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch nhưng không được bố trí vốn kế hoạch năm sau” , chiếm tỷ lệ 28,7%. Có 97 dự án thuộc trường hợp “Dự án được bổ sung kế hoạch đầu tư từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách nhà nước hằng năm nhưng chưa được cấp có thẩm quyền cho phép giải ngân vào năm sau”, chiếm tỷ lệ 9,8%. Có 608 dự án thuộc trường hợp “Dự án bị ảnh hưởng tiến độ do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, nguyên nhân khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”, chiếm tỷ lệ 60,7%... Được biết, Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 sau khi điều chỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là hơn 7.056 tỷ đồng, bằng 82,5% so với kế hoạch năm 2023. Trong đó, ngân sách Trung ương hơn 2.194 tỷ đồng và ngân sách địa phương 4.861 tỷ đồng. Tỉnh Quảng Nam đã phân bổ chi tiết cho các ngành và các địa phương hơn 6.394 tỷ đồng, đạt 90,6%. Đề xuất duyệt Dự án khu công nghiệp Trấn Yên - Yên Bái trị giá 2.184 tỷ đồng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Báo cáo thẩm định số 2794/BC – BKHĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn 1), tỉnh Yên Bái.
Trên cơ sở các nội dung thẩm định, hồ sơ dự án, ý kiến thẩm định của 8 bộ ngành liên quan và UBND tỉnh Yên Bái, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, làm rõ việc xử lý phần diện tích đất và tài sản trên đất đã cho Công ty cổ phần Edge Glass thuê; quyết định việc xử lý công trình thuỷ lợi, công trình giao thông thuộc phạm vi của Dự án. Bên cạnh đó, trường hợp Thủ tướng chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án theo kiến nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ dự án đủ điều kiện trình Thủ tướng xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư. Cụ thể, Dự án do Tổng công ty Viglacera – CTCP là nhà đầu tư, có mục tiêu xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tại xã Bảo Hưng và xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Tại địa điểm thực hiện Dự án, diện tích rừng trồng được chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác để thực hiện mục đích khác là 63,4 ha. Quy mô sử dụng đất của Dự án được xác định cụ thể sau khi nội dung chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng được UBND tỉnh Yên Bái làm rõ. Tổng vốn đầu tư dự kiến của Dự án là 2.184,33 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 327,65 tỷ đồng, vốn huy động là 1.856,68 tỷ đồng; tiến độ thực hiện Dự án không quá 36 tháng kể từ ngày được Nhà nước bàn giao đất. Thời hạn hoạt động của Dự án là 50 năm kể từ ngày Dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư. Tổng công ty Viglacera phải đảm bảo sử dụng vốn góp chủ sở hữu theo đúng cam kết và chỉ được thực hiện Dự án sau khi việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng sản xuất và chuyển mục đích sử dụng rừng trong khu vực thực hiện Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhà đầu tư có trách nhiêm nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định; có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế. Quảng Nam đầu tư hơn 2.700 tỷ đề “hồi sinh” sông Trường Giang Chính quyền tỉnh Quảng Nam mới đây đã phê duyệt Dự án phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam. Dự án được xây dựng tại thành phố Tam Kỳ và các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình và Núi Thành; diện tích sử dụng đất khoảng 483 ha.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, tổng mức đầu tư dự án là hơn 2.722 tỷ đồng; tương đương 113,39 triệu USD, trong đó chi phí xây dựng chiếm nhiều nhất với hơn 1.629 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư dự án là vốn vay ODA từ WB khoảng hơn 1.838 tỷ đồng, tương đương khoảng 76,57 triệu USD, chiếm khoảng 67,53% tổng mức đầu tư. Vốn đối ứng khoảng hơn 884 tỷ đồng, tương đương khoảng 36,82 triệu USD. Dự án này được giao cho Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư; thực hiện trong giai đoạn 2022-2027. Theo quyết định, tỉnh Quảng Nam sẽ nạo vét luồng đường thủy nội địa sông Trường Giang phạm vi từ Ngã ba An Lạc (Cửa Đại) đến Cửa Lở (vịnh An Hòa) với tổng chiều dài 60km (điểm đầu từ ngã ba An Lạc (Cửa Đại - Thu Bồn) và điểm cuối Cửa Lở (vịnh An Hòa). Xây dựng kè tại các vị trí có nguy cơ sạt lở bờ, kết hợp neo đậu tàu cá tránh trú bão; dịch chuyển, bổ sung hệ thống phao, tiêu báo hiệu đường thủy. Khi hoàn thiện, tuyến luồng sông Trường Giang sẽ đạt chuẩn tắc sông cấp IV theo quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, đảm bảo khai thác hiệu quả đối với tàu có trọng tải đến 100 tấn lưu thông 2 làn. Trên dự án này, sẽ triển khai thi công 6 cầu mới và hoàn trả một cầu dân sinh qua sông Trường Giang. Trong đó có cầu Bình Dương, cầu Hưng Mỹ, cầu Bình Nam, cầu Tỉnh Thuỷ, cầu Tam Thanh và cầu Tam Tiến. Ngoài ra, Quảng Nam sẽ đầu tư tổ hợp công trình thoát lũ thành phố Tam Kỳ, nối từ hồ sông Đầm ra sông Trường Giang với chiều dài khoảng 2,38km. Sông Trường Giang dài hơn 70km, chạy dọc bờ biển qua các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và thành phố Tam Kỳ. Đây từng là tuyến đường thuỷ quan trọng của tỉnh Quảng Nam, tuy nhiên đã bị bồi lấp. Việc đầu tư Dự án nhằm tăng cường kết nối, loại bỏ các trở ngại về cơ sở hạ tầng của các khu kinh tế trọng điểm ven biển, cũng như các khu dân cư và các khu du lịch ven biển, tạo ra một hệ thống giao thông thông suốt đồng bộ góp phần phát triển kinh tế- xã hội. Cải tạo hệ thống giao thông thủy nội địa, tăng cường tiêu thoát lũ lưu vực sông Trường Giang, hỗ trợ chống ngập lụt khu vực Tam Kỳ, phục vụ dân sinh, du lịch và phát triển kinh tế khu vực… Ngoài ra, Dự án cũng nâng cao năng lực neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại khu vực Cửa Đại và Cửa Lở trong các điều kiện khu vực Cửa Đại hoặc Cửa Lở bị bồi lấp tàu thuyền không thể ra vào. Tạo tiền đề để hoàn thiện Khu Kinh tế mở Chu Lai theo quy hoạch, làm cơ sở để nghiên cứu phương án thoát lũ cho thành phố Tam Kỳ qua sông Trường Giang. Bình Định: Dự án thủy điện hơn 737 tỷ đồng đã hoàn thành và vận hành thương mại Thông tin từ Tổng công ty Điện lực miền Trung, Dự án Nhà máy thủy điện Nước Lương tại tỉnh Bình Định đã hoàn thành và chính thức vận hành thương mại. Dự án có tổng mức đầu tư là 737,626 tỷ đồng. Cụ thể, ngày 21/3/2024, Tổng công ty Điện lực miền Trung đã có văn bản thống nhất ngày vận hành thương mại và phát điện chính thức kể từ lúc 13h30 ngày 24/2/2024 đối với Dự án Nhà máy thủy điện Nước Lương.
Dự án Nhà máy thủy điện Nước Lương do Công ty cổ phần Thủy điện Nước Lương làm chủ đầu tư , tại xã Đak Mang và Ân Sơn thuộc huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định; có công suất 22 MW (gồm có 2 tổ máy phát điện với công suất mỗi tổ máy là 11 MW). Đập chính được xây dựng trên dòng suối Đăk Mang và 2 đập phụ xây dựng trên suối Nước Trong và suối Nước Lương. Điện năng phát ra từ nhà máy sẽ hòa vào lưới điện quốc gia qua đường dây 110 kV, đấu nối chuyển tiếp tại vị trí cột 45 trên đường dây 110kV Vĩnh Sơn – Hoài Nhơn, mạch kép với chiều dài 10,1 km. Dự kiến sản lượng điện khoảng 68,39 triệu kWh/ năm. Dự án được khởi công từ tháng 5/2022. Đến tháng 2/2024, khối lượng thi công của toàn bộ dự án đã hoàn thành, các hạng mục công trình đã được các Hội đồng nghiệm thu chuyên ngành thực hiện theo đúng theo quy định. Công tác nghiệm thu vận hành 72h của 2 tổ máy đã hoàn thành vào lúc 13h30 ngày 24/2/2024. Theo Quy hoạch tỉnh Bình Định, Dự án Thủy điện Nước Lương sẽ được nâng công suất lắp máy từ 22 MW lên 27 MW. Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thông xe vào dịp 30/4/2024 Ngày 16/4, đoàn làm việc do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra hiện trường nút giao Quốc lộ 46B và hầm Thần Vũ. Sau đó, đoàn cũng đã làm việc với các nhà thầu và đơn vị liên quan để tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ Dự án.
Phát biểu kết luận buổi kiểm tra và làm việc với đơn vị liên quan, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thông xe dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt vào dịp 30/4. Thời gian thực hiện dự án còn rất ít, nhưng khối lượng công việc tương đối nhiều, rất nhiều đoạn tuyến còn ngổn ngang công việc, còn rất nhiều hạng mục phải thi công… “Mặc dù đã có sự cố gắng rất lớn trong thời gian vừa qua, với yêu cầu đặt ra thì cần phải cố gắng hơn nữa”, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải nhấn mạnh. Cùng với đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các doanh nghiệp dự án, các nhà thầu phải rất cố gắng, quyết liệt cần có sự phối hợp, tương trợ để hoàn thành khối lượng công việc đề ra. Nhà đầu tư, doanh nghiệpdự án; khẩn trương huy động thiết bị, nhân lực để tăng mũi thi công, liên tục thi công “3 ca 4 kíp” đồng loạt triển khai các hạng mục còn lại, đặc biệt là hầm Thần Vũ, nút giao Quốc lộ 46B, mặt đường bê tông xi măng phạm vi trạm thu phí, bê tông nhựa, các hạng mục đảm bảo an toàn giao thông. Lãnh đạo cao nhất của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, nhà thầuphải thường trực tại công trình đến khi thông xe dự án để kịp thời chỉ đạo, điều hành, xử lý, đôn đốc. Các doanh nghiệp dự án cùng họp với các nhà thầu, Ban Quản lý dự án để thống nhất thời gian hoàn thành hạng mục; xác định các phương thức, nguyên tắc hỗ trợ giữa các đơn vị thi công. Đối với công tác nghiệm thu đưa công trình vào khai thác, đề nghị doanh nghiệp tập trung hoàn thiện các thủ tục liên quan theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải đảm bảo đủ điều kiện thông xe theo quy định của pháp luật. Xây dựng các phương án điều tiết giao thông trong giai đoạn khai thác tạm dự án. Đối với các vị trí mà người dân đã có ý kiến, các đơn vị liên quan phải tập trung giải quyết cho người dân, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tính đến ngày 15/4, giá trị sản lượng của các nhà thầu là 6.949,51 tỷ đồng (tương đương 80,85% giá trị Hợp đồng dự án), chậm 8,00% so với tiến độ điều chỉnh lần 4 do doanh nghiệp dự án đăng ký. Lũy kế giải ngân là 6.527,98/9.250,59 tỷ đồng, đạt 70,56% tổng các nguồn vốn. Tại buổi làm việc, các doanh nghiệp đầu tư đề xuất một số kiến nghị: hỗ trợ làm việc với chính quyền địa phương để giải quyết việc người dân cản trở thi công nút giao từ km 459+200 đến km 459+500 do chưa thống nhất với địa phương về phương án bồi thường giải phóng mặt bằng; đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ tài chính khẩn trương hướng dẫn hoàn thuế gia tăng theo Công điện số 57 ngày 19/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo việc giải ngân của các ngân hàng; Kiến nghị đối với 20 km cuối tuyến có 2 km nền đất yếu và địa chất phức tạp cần thời gian chờ lún kéo dài, phụ thuộc kết quả quan trắc hiện trường để dỡ tải, dự kiến đến 2/9/2024 mới có thể hoàn thành. Tuy nhiên, Văn phòng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo trong tháng 6/2024 phải hoàn thành toàn dự án sẽ không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, ảnh hưởng đến chất lượng công trình khi đưa vào khai thác. Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt có tổng mức đầu tư hơn 11.150 tỷ đồng, được đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Nhà đầu tư dự án là liên danh Công ty TNHH Hòa Hiệp - Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO 4 - Công ty TNHH Đầu tư Núi Hồng - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng VINA2. Cuối tháng 5/2021, dự án được triển khai và thời gian thực hiện theo hợp đồng đến ngày 22/5/2024. Thời gian khai thác hoàn vốn hơn 16 năm. Diễn Châu - Bãi Vọt là đoạn cao tốc thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, có chiều dài 49,3 km đi qua 2 tỉnh Nghệ An (44,4 km) và Hà Tĩnh (4,9 km). Điểm đầu cao tốc tại nút giao Diễn Cát (xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, Nghệ An) giao với quốc lộ 7, nối tiếp với đoạn cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu và điểm cuối giao với quốc lộ 8, kết nối với đoạn cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi (xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh). Khẩn trương thi công nâng cấp tuyến đường Cao Lãnh - Lộ Tẻ, tổng mức đầu tư 950 tỷ đồng Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu Ban QLDA Mỹ Thuận tổ chức triển khai thi công dự án đầu tư nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ trên địa phận tỉnh Đồng Tháp và TP. Cần Thơ để tổ chức lại giao thông. Văn bản nêu rõ, ngày 12/1/2024, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục để khởi công các Dự án sử dụng vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, có dự án đầu tư nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ trên địa phận tỉnh Đồng Tháp và TP. Cần Thơ để tổ chức lại giao thông.
Đến nay, Ban QLDA Mỹ Thuận đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp theo thẩm quyền. Căn cứ các quy định liên quan, nhằm đảm bảo công tác quản lý, theo dõi tình hình thực hiện dự án theo quy định, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu đơn vị quản lý dự án khẩn trương phối hợp với địa phương tổ chức triển khai công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng bảo đảm phù hợp với tiến độ thi công xây dựng công trình. "Ban QLDA Mỹ Thuận kiểm tra các điều kiện triển khai thi công theo quy định, thiết lập hệ thống quản lý thi công; Kiểm tra việc huy động và bố trí nhân lực, thiết bị của tư vấn giám sát, nhà thầu thi công theo yêu cầu của hợp đồng. Đồng thời, tiến hành kiểm tra, chấp thuận tiến độ thi công tổng thể và chi tiết các hạng mục công trình do nhà thầu lập đảm bảo phù hợp với thời gian thực hiện hợp đồng và tiến độ tổng thể của dự án đã được phê duyệt", Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo. Dự án nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ có tổng chiều dài gần 29km. Điểm đầu tại nút giao An Bình (giao cắt với quốc lộ 30 tại Km 31+103), thuộc xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Điểm cuối kết nối với tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, thuộc địa phận TP. Cần Thơ. Tổng mức đầu tư dự án là 950 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2025. Dự án được đầu tư nhằm nâng cao năng lực thông hành, đáp ứng nhu cầu vận tải trên tuyến trục dọc phía Tây của khu vực, phát huy hiệu quả các dự án đầu tư trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đề xuất lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân vừa ký Tờ trình đề xuất chủ trương lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa (theo định hướng toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương) gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Về sự cần thiết lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa, UBND tỉnh cho biết, ngày 28/1/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế về biển, là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế; là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; là một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; là nơi nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh toàn diện; quốc phòng an ninh và chủ quyền biển, đảo được đảm bảo vững chắc”. Nhằm thực hiện mục tiêu này, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 21/3/2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, trong đó đặt ra nhiệm vụ lập mới và điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị phù hợp với Nghị quyết số 09-NQ-TW nhằm điều chỉnh không gian tổ chức đô thị hợp lý, gắn với phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, miền, địa phương. Trong đó, thành phố Nha Trang là đô thị hạt nhân; thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch – logistics; huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế; huyện Vạn Ninh trở thành đô thị du lịch biển cao cấp; thị xã Ninh Hòa là đô thị công nghiệp; huyện Diên Khánh là đô thị sinh thái, văn hóa truyền thống; huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh là các tiểu đô thị sinh thái núi rừng; huyện Trường Sa là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, để có cơ sở triển khai công tác đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ định hướng đô thị trên phạm vi toàn tỉnh, nhằm cụ thể hóa mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 21/3/2022 của Chính phủ, cần thiết phải lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa (theo định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương), làm căn cứ để lập các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị tiếp theo và triển khai Dự án đầu tư theo quy định. Đối chiếu các quy định hiện hành, Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa thuộc thẩm quyền tổ chức lập của UBND tỉnh Khánh Hòa. Sau khi lập sẽ trình Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định. “Hiện nay, Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 29/3/2023. Do vậy, đã đủ cơ sở, căn cứ để tổ chức lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa theo quy định”, UBND tỉnh nêu. UBND tỉnh này đề xuất phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa; quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa được lập ở tỷ lệ 1/25.000 (riêng các khu vực đô thị trung tâm được lập ở tỷ lệ 1/10.000 theo Khoản 1, Điều 6, Thông tư số 06/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng); kinh phí lập quy hoạch từ nguồn ngân sách địa phương; thời gian lập quy hoạch từ năm 2024 - 2026. Đà Nẵng yêu cầu xử lý nghiêm trường hợp cố tình làm chậm tiến độ giải ngân đầu tư công Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, Thành phố vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị tập trung xử lý hồ sơ, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
Chính quyền thành phố Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị, địa phương cần tập trung cải cách hành chính, siết chặt kỷ cương, đẩy nhanh tiến độ các Dự án trọng điểm, có tác động lan tỏa. Lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân theo từng tháng, quý… Tuy nhiên, việc đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công phải gắn với bảo đảm chất lượng công trình, dự án, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí. Thành phố Đà Nẵng yêu cầu phải phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện, xác định đây là một trong các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung ưu tiên trong chỉ đạo điều hành… Để đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thành phố Đà Nẵng yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương, có chế tài xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời, Thành phố Đà Nẵng sẽ thay thế kịp thời những cán bộ công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà; kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công… Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 của Thành phố Đà Nẵng là hơn 8.881 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 31/1/2024, các chủ đầu tư, quản lý dự án và các đơn vị được giao kế hoạch vốn xây dựng cơ bản đã phân bổ chi tiết là hơn 7.293 tỷ đồng. Kế hoạch năm 2024, Thành phố Đà Nẵng đã bố trí vốn thanh toán đối với 23 công trình, dự án động lực, trọng điểm với tổng quy mô là hơn 3.082 tỷ đồng. Cầu Châu Đốc (An Giang) sẽ thông xe vào ngày 23/4/2024 UBND tỉnh An Giang cho biết, sáng ngày 23/4/2024, tại phường Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang sẽ diễn ra Lễ thông xe cầu Châu Đốc.
Cầu Châu Đốc thuộc Dự án xây dựng tuyến đường liên kết vùng đoạn từ thị xã Tân Châu đến TP. Châu Đốc, kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp được HĐND tỉnh An Giang phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 42/NQ-HĐND ngày 8/12/2020. Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến là 20,96 km, tổng mức đầu tư 2.131 tỷ đồng, được chia làm 3 gói thầu thi công xây lắp (Gói thầu số 17: các hạng mục công trình chính từ Km15+451 đến cuối tuyến và nhánh nối với ĐT.953; gói thầu số 27: các hạng mục công trình chính từ Km0+000 đến Km7+000; gói thầu số 28: các hạng mục công trình chính từ Km7+000 đến Km15+451). Trong đó, Gói thầu số 17 (cầu Châu Đốc và đường dẫn vào cầu) được khởi công xây dựng vào ngày 9/3/2022. Thời gian hoàn thành theo hợp đồng là 9/12/2024). Tuy nhiên, thời gian hoàn thành công trình thực tế trước ngày 23/4/2024, vượt tiến độ theo kế hoạch đề ra là 9 tháng. Cầu Châu Đốc (bắc qua sông Hậu) nối liền TP. Châu Đốc và thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang) là cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu. Mặt cắt ngang cầu rộng 14m đảm bảo cho 2 làn xe cơ giới (2x 3,5 m) + 2 làn xe hỗn hợp (2x 3 m) và lan can cầu (2x 0,5 m). Tổng chiều dài cầu tính đến 2 đuôi mố là 667 m. Kết cấu nhịp cầu chính: Dầm hộp đúc hẫng cân bằng (theo sơ đồ nhịp 70 m +120 m+70 m). Kết cấu nhịp cầu dẫn: Cầu dẫn mỗi phía gồm 5 nhịp dầm bê tông cốt thép dự ứng lực, loại dầm super-T. Khổ thông thuyền: khoảng thông đứng là 11 m và chiều dài nhịp thông thuyền là 120 m. Phần đường giao thông: Tuyến chính là đường cấp III đồng bằng có vận tốc thiết kế 60 km/h, tổng bề rộng nền đường là 12 m, trong đó mặt đường xe chạy là 7 m (2 làn xe). Tuyến nối ra ĐT.953 là đường cấp IV đồng bằng có vận tốc thiết kế 60 km/h, tổng bề rộng nền đường là 9 m, trong đó mặt đường xe chạy là 7 m (2 làn xe). Hai nhánh nối nút giao ĐT.951 là đường cấp V đồng bằng, vận tốc thiết kế 30 km/h, tổng bề rộng nền đường là 7,5 m, trong đó mặt đường xe chạy là 5,5 m (2 làn xe). Giá hợp đồng Gói thầu số 17 là 534.028 triệu đồng, từ nguồn vốn ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh. Cầu Châu Đốc là cây cầu thứ 4 bắc qua sông Hậu (cùng với cầu Cần Thơ, cầu Vàm Cống đang hoạt động và dự án cầu Đại Ngãi đang thi công), là một trong những công trình giao thông trọng điểm của tỉnh An Giang. Đây là cây cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc liên kết vùng với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp, sau khi dự án hoàn thành sẽ góp phần thông tuyến Quốc lộ N1 kết nối các tỉnh Tây Nam bộ nằm trên trục hành lang biên giới kết nối các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. Nhà đầu tư đề xuất chỉ thu 90% giá vé tại trạm BOT Phú Hữu, TP.HCM Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP.HCM về thỏa thuận mức giá sử dụng đường bộ tại Dự án BOT đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu, TP.Thủ Đức. Sau khi UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 705/QĐ-UBND về mức giá tối đa tại Dự án, Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên (trước đây là Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1) đề xuất chỉ thu bằng 90% mức giá tối đa quy định tại Quyết định số 705 do tình hình kinh tế năm 2024 còn nhiều khó khăn. Thời gian áp dụng dự kiến từ ngày 1/5 đến 31/12/2024. Từ ngày 1/1/2025 thu bằng mức giá tối đa quy định tại Quyết định số 705/QĐ-UBND.
Nhà đầu tư cũng đề xuất bổ sung mức giảm 50% cho xe của cán bộ công nhân viên doanh nghiệp có trụ sở trên đường Nguyễn Thị Tư, Đặng Thanh Hiếu; xe không kinh doanh có trụ sở cách trạm thu phí BOT Phú Hữu trong phạm vi 500 m (tính từ nơi đặt trạm); xe dưới 12 ghế ngồi không kinh doanh của hộ dân cư trú trên đường Nguyễn Thị Tư, Đặng Thanh Hiếu. Sau khi nhận được đề xuất của nhà đầu tư, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đồng ý với mức thu bằng 90% mức giá tối đa quy định tại Quyết định số 705/QĐ-UBND vì phù hợp với tình hình hồi phục sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đề xuất giảm giá vé cho xe của nhân viên doanh nghiệp có trụ sở trên tuyến đường Nguyễn Thị Tư, Đặng Thanh Hiếu và ô tô không kinh doanh có trụ sở cách Trạm thu phí BOT Phú Hữu trong phạm vi 500 m là không phù hợp và không tương đồng với việc thu phí tại các trạm thu giá khác trên địa bàn Thành phố. Đối với đề xuất giảm 50% giá vé đối với xe ô tôdưới 12 ghế ngồi không kinh doanh của hộ dân cư trú trong phạm vi tuyến đường Nguyễn Thị Tư, Đặng Thanh Hiếu chỉ nên áp dụng với người dân thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên 6 tháng (tương tự như dự án mở rộng xa lộ Hà Nội). Dự án BOT đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu, TP.Thủ Đức có chiều dài hơn 2 km. TP.HCM đầu tư 868 tỷ đồng mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM đăng ký các Dự án hạ tầng giao thông trình HĐND Thành phố tại kỳ họp giữa năm 2024, trong đó đề xuất thông qua chủ trương đầu tư hơn 868 tỷ đồng để mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp, TP.Thủ Đức. Dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp, trước đây được HĐND Thành phố thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 4/2016, với tổng mức đầu tư 360 tỷ đồng. Thời gian thực hiện 2019-2021.
Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, Dự án đã khởi công các gói thầu từ ngày 15/9/2018. Đến nay Dự án mới hoàn thành mở rộng lên 30 m đoạn từ nút giao cao tốc Long Thành - Dầu Giây đến cầu Nam Lý. Phần còn lại một số đoạn chưa được mở rộng do vướng giải phóng mặt bằng. Hiện nay, do đường nhỏ hẹp với 2 làn xe, cộng với mật độ xe lưu thông rất lớn nên thường xuyên xảy ra ùn tắc. Do dự án chậm tiến độ nên đến nay tổng mức đầu tư đã tăng từ 360 tỷ đồng lên 868 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng tăng lên 508 tỷ đồng. Khi thẩm định dự án Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đánh giá, do tăng chi phí thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thay đổi dẫn đến dự án tăng tổng mức đầu tư. Vì vậy, để đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, Sở Giao thông Vận tải cần nghiên cứu hoàn thiện hồ sơ đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư trình HĐND Thành phố thông qua. Mới đây, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã đăng ký đưa Dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp vào danh sách trình HĐND Thành phố thông qua vào kỳ họp giữa năm 2024. Nếu được HĐND Thành phố thông qua điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án sẽ thi công phần còn lại để hoàn thành vào năm 2025. Đường Đỗ Xuân Hợp là con đường kết nối từ xa lộ Hà Nội đến nút giao cao tốc Long Thành - Dầu Giây và đường Nguyễn Duy Trinh để đến cảng Cát Lái. Đèo Cả cam kết góp 1.743 tỷ đồng vốn cho cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc Đây là khẳng định của Tập đoàn Đèo Cả tại buổi làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng hôm 17/4 về thu xếp tài chínhcho Dự án PPP đầu tư xây dựng cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc. Dự án PPP đầu tư xây dựng cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có chiều dài khoảng 66 km, đi qua hai tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai.
Theo chủ trương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Dự án có tổng mức đầu tư 17.200 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước tham gia là 6.500 tỷ đồng (tương đương 38% tổng mức đầu tư), nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu 1.605 tỷ đồng và huy động các nguồn vốn khác khoảng 9.095 tỷ đồng. Tuy nhiên, do cập nhật lại đơn giá bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của Nhà nước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi nên tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn Dự án có sự thay đổi so với chủ trương đầu tư được duyệt. Cụ thể, tổng mức đầu tư Dự án dự kiến tăng lên 18.120 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước tham gia 6.500 tỷ đồng tương đương 35% tổng mức đầu tư (không đổi so với chủ trương đầu tư ban đầu) nhưng vốn do nhà đầu tư góp và huy động tăng lên khoảng 11.620 tỷ đồng (tăng 920 tỷ đồng so với chủ trương đầu tư ban đầu). Trong bối cảnh các nhà đầu tư trong liên danh do nhiều nguyên nhân đã không còn cam kết thu xếp vốn tham gia Dự án, hiện chỉ còn Tập đoàn Đèo Cả tiếp tục quyết tâm thực hiện và đã đưa ra đề xuất các giải pháp khả thi về tài chính cho công tình. Cụ thể, đối với phương án không tăng vốn ngân sách Nhà nước, để khả thi thì ngân hàng phải cho vay ưu đãi với tỉ lệ 80% nhu cầu vốn huy động, 20% do nhà đầu tư tự thu xếp.Tuy nhiên, nếu vốn ngân sách Nhà nước tham gia với tỷ lệ thấp thì rất khó để các ngân hàngthu xếp vốn vay cho các nhà đầu tư. Trong trường hợp UBND tỉnh Lâm Đồng nghiên cứu bố trí thêm 2.570 tỷ đồng ngân sách Nhà nước tham gia dự án (tăng tỷ lệ vốn ngân sách Nhà nước lên 50%), thì nhà đầu tư có thể tự huy động được 9.073 tỷ đồng. Ông Lê Quỳnh Mai – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cho biết, gần 4 năm qua, nhà đầu tư đứng đầu liên danh là Tập đoàn Đèo Cả vẫn kiên định theo đuổi, tài trợ kinh phí lập đề xuất dự án (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) và tiếp tục triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đồng thời cam kết đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu 1.743 tỷ đồng để tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư Dự án. Phần vốn khác (bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn huy động), Tập đoàn Đèo Cả đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng trình Chính phủ điều chỉnh cơ cấu vốn ngân sách nhà nước tham gia lên 50%, hoặc Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng (VDB) xác lập cam kết cho vay ưu đãi với tỉ lệ 80% nhu cầu vốn huy động, lãi suất, thời gian hoàn vốn, điều kiện giải ngân trước khi quyết định phê duyệt Dự án PPP đầu tư xây dựng cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc. “Khi xác định nghiên cứu đầu tư bất kỳ dự án nào, Tập đoàn Đèo Cả đều thể hiện với tinh thần quyết tâm cao và kiên định theo đuổi đến cùng. Nếu được chọn là nhà đầu dự án thì Tập đoàn Đèo Cả sẽ góp đủ vốn chủ sở hữu theo yêu cầu”, ông Lê Quỳnh Mai thông tin. Được biết, tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương) được kỳ vọng là động lực phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Để đảm bảo vai trò kết nối giao thông vùng, tạo lợi thế phát triển cho ngành du lịch địa phương, thúc đẩy tam giác du lịch, trao đổi kinh tế với các thành phố lớn… cần phải triển khai đồng bộ các dự án thành phần và hoàn thành toàn tuyến từ Dầu Giây (Đồng Nai) đến Liên Khương (Lâm Đồng) trong giai đoạn 2024 – 2027. Chính vì vậy, Tập đoàn Đèo Cả mong muốn các địa phương đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi cho liên danh các nhà đầu tư triển khai Dự án thành phần Dầu Giây - Tân Phú dài 60 km và Dự án thành phần Bảo Lộc – Liên Khương dài 74 km sớm triển khai đồng bộ với Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc. Ngày 28/4, Ninh Thuận công bố quy hoạch, mời gọi đầu tư 55 dự án Chiều 19/4, tại TP.HCM, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức họp báo công bố thông tin về Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận. Thông tin tại buổi họp báo, ông Trịnh Minh Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, ngày 10/11/2023 Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1319/QĐ-TTg.
Nội dung quy hoạch tỉnh đã nêu rõ quan điểm, định hướng phát triển, với tầm nhìn chiến lược “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”, với động lực mới, đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước; đến năm 2050 phát triển toàn diện, nhanh và bền vững. Quy hoạch bố trí không gian phát triển và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường; đề ra các khâu đột phá để phát triển tỉnh trong thời kỳ quy hoạch. “Xác định quy hoạch là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, phải đi trước, với tư duy mới, tầm nhìn chiến lược dài hạn, nhằm tạo khung pháp lý cao nhất, là công cụ quan trọng để định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội; phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực” Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận nhấn mạnh. Tại Hội nghị công bố quy hoạch, tỉnh Ninh Thuận sẽ mời gọi đầu tư 55 Dự án ưu tiên, trong đó có 9 dự án thuộc lĩnh vực năng lượng, năng lượng tái tạo; 18 dự án thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ, du lịch; 9 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; 5 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 14 dự án thuộc lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản. Trong đó có một số dự án lớn như Dự án điện khí LNG Cà Ná (1.500 MW, 51.793 tỷ đồng); Dự án thủy điện tích năng Phước Hòa (1.200 MW, 22.865 tỷ đồng); Dự án điện gió Tri Hải (79,5 MW, 2.760 tỷ đồng); Dự án điện gió Đầm Nại 4 (27,6 MW, 1.649 tỷ đồng)… Tại hội nghị công bố quy hoạch vào ngày 28/4, tỉnh Ninh Thuận sẽ trao quyết định chủ trương và giấy chứng nhận đầu tư, ký kết thỏa thuận hợp tác (MOU) với các nhà đầu tư. Cùng với công bố quy hoạch, tỉnh Ninh Thuận tổ chức các hoạt động bên lề gồm: khánh thành tuyến Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo; hội thảo về năng lượng xanh, hydro xanh và khu công nghiệp trung hòa carbon... |