您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【kèo chấp nửa trái】Nhiều giải pháp công nghệ hiện đại được áp dụng cho sân bay Long Thành

Cúp C169817人已围观

简介Sáng nay, 29/10, thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GT-VT Đinh La Thăng c ...

Sáng nay,ềugiảiphápcôngnghệhiệnđạiđượcápdụngchosânbayLongThàkèo chấp nửa trái 29/10, thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GT-VT Đinh La Thăng chính thức trình Quốc hội Báo cáo đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Bô trưởng Đinh La Thăng báo cáo về việc đầu tư dự án sân bay Long Thành

Về vị trí của dự án, Bộ trưởng Đinh La Thăng phân tích: Cảng hàng không quốc tế Long Thành được quy hoạch tại Tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 45 km theo đường chim bay, nằm tại trung tâm khu vực kinh tế lớn nhất của cả nước .

Theo đó, các quy hoạch giao thông đường bộ, đường sắt khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam hoàn toàn phù hợp đối với nhu cầu giao thông tiếp cận và nối giữa Cảng hàng không quốc tế Long Thành với thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể: 03 đường cao tốc: Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; Bến Lức - Long Thành; Biên Hoà - Vũng Tàu; đường sắt: Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây…

Vị trí trên cũng đảm bảo đủ diện tích quy hoạch (5.000 ha) để xây dựng một cảng hàng không quốc tế mới, hiện đại có công suất 100 triệu hành khách/năm, sân bay cấp 4F, cấu hình 04 đường cất hạ cánh; đảm bảo có khu vực dùng riêng cho một căn cứ quân sự lớn trong tương lai (1.000 ha).

Toàn bộ Dự án dự kiến chia thành 3 giai đoạn, khái toán tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của Dự án khoảng 7,837 tỷ USD (tương đương 164.589 tỷ đồng).

Về Phương án lựa chọn công nghệ, kỹ thuật, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết: Đối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành nhiều giải pháp công nghệ được áp dụng, tương tự như đã được sử dụng tại các Cảng hàng không lớn trên thế giới. Ngoài ra, Dự án đã đề xuất nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, giảm thiểu chi phí vận hành và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.

Nhều giải pháp công nghệ tiên tiến sẽ được áp dụng cho dư án sâ bay Long Thành

Dự án sẽ được áp dụng nhiều  yếu tố cơ bản để thực hiện việc tiết kiệm năng lượng như: giảm tải nhiệt; giảm tổn thất năng lượng trên đường truyền; sử dụng năng lượng tự nhiên; sử dụng thiết bị và máy móc hiệu suất cao; phục hồi và tái tạo năng lượng.

Theo đó, các công nghệ tiết kiệm năng lượng áp dụng cho hệ thống thông gió và điều hòa không khí cũng sẽ được đưa vào áp dụng tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành, để xây dựng một cảng hàng không quốc tế hiện đại và thân thiện với môi trường.

Cụ thể, các hạng mục sẽ được áp dụng để tiết kiệm năng lượng cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành bao gồm: Hệ thống tái tạo nước mưa; Thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước và vòi nước tự động; Hệ thống làm lạnh từ nước mưa tái tạo và nước phun trên mái;  Thiết bị hiệu quả cao cho hệ thống điều hòa không khí; phân chia thiết bị nguồn nhiệt (Chiller);  hệ thống đồng phát dùng khí đốt; pPhân vùng hệ thống điều hòa không khí...

Đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án, người đứng đầu Bộ GT-VT nhận định ngàoi những lợi ích đã được lượng hoá, việc thực hiện Dự án còn có các lợi ích không thể lượng hoá như: Giảm ùn tắc giao thông khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất làm giảm chi phí xã hội, góp phần thúc đẩy, phát triển ngành du lịch; Thu hút đầu tư nước ngoài, tăng trưởng tích lũy công nghiệp; Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-thương mại khu vực lân cận và tỉnh Đồng Nai…

Kết quả phân tích cho tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR) là 22,1%. Tỷ suất này được đánh giá là cao hơn tỷ suất chiết khấu xã hội tiêu chuẩn trung bình của các công trình công cộng tại Việt Nam (trong khoảng từ 10% đến 12%). Do vậy, Bộ GT_VT cho rằng việc thực hiện Dự án là khả thi.

Tuy nhiên, tại bản Thẩm tra Báo cáo đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu rõ: Trong bối cảnh quốc tế và khu vực cũng như tình hình kinh tế của đất nước, đề nghị làm rõ hơn nữa sự cần thiết, tính cấp thiết, xác định thời điểm phải xây dựng Cảng hàng không quốc tế trung chuyển Long Thành; tính hợp lý, hiệu quả, khả thi về nguồn vốn đầu tư của toàn bộ dự án, phương thức huy động vốn và phân kỳ đầu tư.

Ủy ban Kinh tế đề nghị xác định rõ phần vốn đầu tư của Nhà nước trong dự án; khả năng tham gia của các nhà đầu tư tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài; đánh giá toàn diện các mặt tác động của dự án đối với vấn đề nợ công; tác động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và phát triển của ngành hàng không Việt Nam; đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù trình Quốc hội xem xét, quyết định khi thông qua chủ trương đầu tư Dự án.

Hạ Lan

Tags:

相关文章