Thời gian qua,ệuquảhoạtđộngcủahệthốngtruyềrennes đấu với lyon hệ thống truyền thanh từ cấp huyện đến cơ sở đã góp phần quan trọng vào việc thông tin tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Qua đó giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân nắm được thông tin chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp và những thông tin, kiến thức cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Toàn tỉnh hiện có 3.556 loa truyền thanh, phục vụ hiệu quả công tác tuyên truyền ở cơ sở. Thực hiện hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Phụng Hiệp đã nỗ lực thực hiện tốt công tác tuyên truyền những tháng đầu năm nay. Cụ thể, trung tâm thực hiện hơn 180 chương trình thời sự địa phương, trong đó có 7 chương trình thời sự đặc biệt mừng Xuân Nhâm Dần 2022, với tổng số lượng 1.104 sản phẩm tin, bài. Bên cạnh đó, trung tâm còn thực hiện 13 cầu truyền thanh trực tiếp các hoạt động sự kiện chính trị quan trọng của huyện; phối hợp cộng tác với Đài Phát thanh - Truyền hình Hậu Giang và Báo Hậu Giang 510 sản phẩm tin, bài phóng sự. Đáng chú ý là 100% đài truyền thanh xã, thị trấn, trạm truyền thanh các ấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đều tiếp được sóng truyền thanh của huyện, với 916 loa có dây, không dây, cụm loa ứng dụng công nghệ thông tin và loa lưu động. Riêng địa bàn xã Thạnh Hòa có 91 loa, trong đó có 44 lo không dây. Anh Nguyễn Chí Bảo, Bí thư Xã đoàn kiêm quản lý Nhà văn hóa, Đài truyền thanh xã Thạnh Hòa, cho biết: “Đài truyền thanh xã tiếp âm sóng phát thanh của tỉnh, huyện 2 buổi sáng, chiều. Bên cạnh đó, khi tỉnh, huyện, xã có văn bản chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị thì chúng tôi sẽ thu âm phát lại hoặc đọc phát thanh trực tiếp trên hệ thống truyền thanh của xã. Với cách làm đó, thời gian qua, Đài truyền thanh xã đã tuyên truyền kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân”. Tương tự, hệ thống truyền thanh của thị xã Long Mỹ cũng làm tốt công tác tuyên truyền. Chương trình thời sự phát vào 2 buổi sáng, chiều do Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh thị xã thực hiện luôn đầy ắp thông tin hấp dẫn, bổ ích trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra trên địa bàn thị xã. Đáng chú ý là trong chương trình thời sự, trung tâm nỗ lực xây dựng các chuyên mục như: xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, kinh tế, thuế, đại biểu dân cử, an ninh trật tự… nhằm chuyển tải những thông tin có chiều sâu trên các lĩnh vực đến người nghe. Trung tâm còn xây dựng kế hoạch công tác tuyên truyền theo hướng trọng tâm nhằm phản ánh kịp thời những sự kiện quan trọng, các ngày lễ lớn của đất nước và những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Chất lượng các chương trình không ngừng được nâng lên, có nhiều đổi mới, luôn tạo ra tính hấp dẫn bởi sự đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, tập trung trên cả 2 mặt: tuyên truyền, biểu dương những tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước, đồng thời phê phán những quan điểm, những biểu hiện sai trái, những hành vi vi phạm pháp luật. Đối với đài truyền thanh các xã, phường trên địa bàn thị xã cũng đã tuyên truyền kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao ý thức chính trị, ý thức công dân trong cộng đồng. Qua đó, vừa tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước và vừa phát huy vai trò, tiếng nói của Nhân dân trong xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, góp phần làm khăng khít thêm mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền Toàn tỉnh có 8 trung tâm văn hóa, thể thao và truyền thanh cấp huyện; 75 đài truyền thanh cấp xã, trong đó 63 đài theo công nghệ có dây và 12 đài theo công nghệ không dây (FM) với 3.556 loa truyền thanh (1.799 loa truyền thanh hữu tuyến và 1.757 loa truyền thanh vô tuyến). Hệ thống truyền thanh cơ sở thường xuyên được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả, thực sự trở thành một kênh thông tin thiết yếu phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đặc biệt, Hậu Giang đã phát triển 56 trạm truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông. Bà Trần Thị Xuân Trang, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cho biết, định kỳ hàng quý, thông qua Hội nghị giao ban báo chí, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng cho các cơ quan báo chí, hệ thống truyền thanh cơ sở tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nội dung tuyên truyền tập trung phổ biến các nhiệm vụ chính trị, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương; các chủ đề chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và các sự kiện của tỉnh. Hàng năm, Sở đã ban hành gần 200 văn bản chỉ đạo trung tâm văn hóa - thể thao và truyền thanh cấp huyện tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, cung cấp nhiều thông tin thiết yếu đến với người dân. Nhờ đó mà công tác thông tin, tuyên truyền của hệ thống truyền thanh cấp huyện, cấp xã đã trở thành cánh tay nối dài của cơ quan tuyên truyền cấp tỉnh; là tiếng nói, cầu nối của đảng bộ và Nhân dân ở cơ sở. Cũng theo bà Trần Thị Xuân Trang, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhân lực trong hoạt động thông tin cơ sở được quan tâm thực hiện. Từ năm 2017 đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức 10 lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thông tin và truyền thông ở cơ sở. Trong khi đó, trung tâm văn hóa - thể thao và truyền thanh các huyện, thị, thành đã tổ chức gần 70 lớp tập huấn về kỹ năng viết tin, bài và công tác thông tin cơ sở cho cán bộ đài truyền thanh cấp xã. Đáng chú ý là hầu hết các trung tâm văn hóa - thể thao và truyền thanh trên địa bàn tỉnh đều ứng dụng và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động thông tin cơ sở, nhất là hoạt động truyền thanh. Một số trung tâm đã ứng dụng các mạng xã hội (zalo, facebook...), mạng viễn thông để thông tin, tuyên truyền nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền, nhất là trong những tình huống khẩn cấp như phòng, chống dịch bệnh, phòng, chống lụt, bão... Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Thông tin và Truyền thông, hoạt động của hệ thống truyền thanh ở cơ sở còn gặp phải không ít khó khăn, hạn chế. Đó là năng lực của đội ngũ nhân lực làm công tác truyền thanh cấp xã còn hạn chế do chủ yếu là kiêm nhiệm, hoạt động không chuyên trách, hầu hết không được đào tạo theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ. Việc đầu tư, lắp đặt hệ thống truyền thanh cơ sở cơ bản đáp ứng tiêu chí về nông thôn mới nhưng mật độ các cụm loa còn thưa thớt, ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền của địa phương. Kinh phí hoạt động cho đài truyền thanh cấp xã còn thấp so với yêu cầu... Từ thực tế đó, bà Trần Thị Xuân Trang cho biết, thời gian tới, Sở sẽ phối hợp tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền về vai trò của thông tin cơ sở nói chung, hệ thống truyền thanh cơ sở nói riêng, để từ đó khai thác, tận dụng hiệu quả kênh thông tin tuyên truyền này. Đồng thời, chỉ đạo hệ thống truyền thanh cơ sở tiếp tục đổi nội dung và phương thức tuyên truyền góp phần nâng cao hiệu quả trong việc cung cấp thông tin thiết yếu cho người dân. Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp cung cấp thông tin cho hệ thống truyền thanh cơ sở với đề cương tuyên truyền ngắn gọn, đầy đủ để kịp thời định hướng dư luận. Tổ chức những lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thông tin cơ sở hàng năm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống truyền thanh cơ sở... Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN |