【bảng xếp hạng j1 nhật bản】Khi nhà báo lăn xả cùng sự thật
(CMO) Tháng 3/2017, trong một dịp tình cờ tôi được gặp Nhà báo Nguyễn Linh Giang giữa Sài Gòn. Qua giới thiệu, anh lúi húi rút trong cặp ra quyển sách màu vàng, vừa mới tái bản “Theo dấu chân những người tìm vàng” đề bút ký tặng đồng nghiệp.
Tôi nhận sách trong sự ngờ ngợ. Anh cười khì: "Đây là sách của anh. Anh tặng chú. Trong tập phóng sự này có bài viết về Cà Mau trong chuyến đi cùng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry".
Đúng là con mắt nhà nghề, đã 4 năm rồi mà anh vẫn còn nhận ra chuyến công tác ấy cùng tôi. Vậy là tôi đón nhận tấm lòng của người anh, người đồng nghiệp trong dịp hội ngộ không ngờ.
18 phóng sự và nhật ký trong “Theo dấu chân những người tìm vàng” là những trăn trở, lăn xả của một nhà báo bản lĩnh. Đến nay chắc nhiều người vẫn còn nhớ phóng sự điều tra năm 1992 làm khuynh đảo vùng Quảng Trị một thời “Sự thật về những ngôi mộ giả ở nghĩa trang liệt sĩ tại Quảng Trị”. Tác giả bài báo đó chính là Nguyễn Linh Giang, khi đó anh là phóng viên báo Lao Động.
Phóng sự điều tra ấy đã vạch trần chiêu trò của những người lính một thời vượt qua khói lửa, nay là cựu chiến binh nhận trách nhiệm tìm lại mộ của đồng đội mình; đó là những người cán bộ xã biến chất, ăn chặn tiền chính sách bằng những việc làm phi đạo đức - làm hài cốt giả để nhận tiền thật.
Một sự thật không tưởng tượng khi bài báo đăng tải: “Nghĩa trang Cam Lộ lúc đầu vỏn vẹn có 160 ngôi mộ, thế nhưng chỉ trong vòng 4 ngày, đã nhảy vọt ồ ạt lên đến 3.303 ngôi mộ. Một sự quy tụ quá cấp tập và không bình thường!”.
Hay “Trong số 3.303 ngôi mộ chỉ có 937 ngôi mộ là có hài cốt. Còn lại có đến hơn 2.366 ngôi mộ không có hài cốt. Dưới các ngôi mộ giả này chỉ có đất, cát, ruột đèn pin được giã nhỏ trộn với đất và cả xương động vật nữa”.
Bài báo một thời làm khuynh đảo Quảng Trị. Đến ngày 24/3/1993, vụ án được đưa ra xét xử với 40 người liên quan. Trong đó, toà tuyên 2 án tử hình cho những tên chủ mưu.
Trong phần thay lời bạt của quyển sách, Nguyễn Linh Giang viết: “Có người dân Quảng Trị gặp tôi nói: Bài báo của Nguyễn Linh Giang viết về vụ mộ giả đã kết liễu 2 mạng người. Tôi lại không nghĩ như vậy. Tôi cho rằng chính những kẻ tán tận lương tâm, ăn trên xương máu của đồng bào, đồng chí đã tự đào huyệt để chôn họ. Tội họ làm thì họ chịu, tôi chỉ là người đưa sự việc ra ánh sáng để công lý phán xét”.
Trong dòng nhật ký của mình, anh viết: “Sau khi lấy được bản chính biên bản khai quật mộ, tôi tức tốc lên đường ra Hà Nội, ngồi xử lý bài viết… Rồi Công an tỉnh Quảng Trị phân công tổ công tác về quê xác minh lý lịch của tôi... Những áp lực đó không làm tôi chùn bước, ngược lại càng làm tôi quyết tâm phải phanh phui ra sự thật”.
Hay phóng sự cùng tên của quyển sách “Theo dấu chân những người tìm vàng”, nhà báo đã thể hiện được vai trò lăn xả cùng sự thật, dấn thân cùng dân phu đãi vàng vùng Tây Nguyên. Ở láng trại cùng những người tìm vàng, nhà báo còn biết được sự thật, nhiều đơn vị bộ đội trá hình xây dựng khu kinh tế với mác bên ngoài là tăng gia sản xuất nhưng thực chất là đi đãi vàng.
Rồi những phóng sự điều tra về xâm hại di tích văn hoá ở Hà Nam Ninh; những phóng sự xã hội… được tác giả viết bằng những cuộc trải nghiệm đầy kịch tính.
Đến nay, anh vẫn chiêm nghiệm về câu nói của nghề báo mà các lão tiền bối truyền nhau: Nghề báo là một nghề mà nửa cuộc đời của mình để nói những gì mà mình không biết và phân nửa cuộc đời còn lại để lờ đi những cái gì mình biết.
Để rồi trong bài bình luận về quyển sách của Nguyễn Linh Giang, Nhà văn, Nhà báo Xuân Ba nhận định: "Trong vô số những người đồng nghiệp tôi quen lẫn biết, có một người bị hết tai này đến ách khác do đã hiên ngang bước ra khỏi quan niệm kia. Nghĩa là anh đã viết những điều mình biết và không lờ đi những điều đã biết".
Nhà báo Nguyễn Linh Giang, quê huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Anh bắt đầu làm báo từ năm 1988 và đã có những phóng sự gây tiếng vang trên các báo: Văn Nghệ, Lao Động, Kiến Thức Ngày Nay... Hiện anh đang công tác ở Văn phòng phía Nam báo Công Lý.
Tập phóng sự “Theo dấu chân những người tìm vàng” được nhà xuất bản tại Nhà Xuất bản Thanh Niên, tái bản năm 2015./.
Phong Phú
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/760c798809.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。