Tại phiên chất vấn sáng 31/10,ỷlệnợđọngthuếtrêntổngthunộiđịacủaViệtNamvẫnthấphơnkhuvựket bong đa ngoai hang anh ĐB Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) đặt câu hỏi: “Trong các báo cáo về tài chính ngân sách gửi tới Quốc hội cho thấy Bộ trưởng đã triển khai nhiều giải pháp để thu hồi nợ đọng thuế. Tuy nhiên, nợ đọng thuế vẫn còn cao và xu hướng của năm 2018 cao hơn năm 2017. Trong nhiều nguyên nhân, tôi quan tâm đến nguyên nhân là các cơ quan chức năng đã khó kết luận hành vi đúng, sai của doanh nghiệp, của người nộp thuế và của cơ quan thuế. Xin Bộ trưởng cho biết những giải pháp nhằm khắc phục nguyên nhân của tồn tại nêu trên?”
Trả lời câu hỏi của ĐB Mai Sỹ Diến, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, để thu hồi nợ đọng thuế, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều biện pháp để thu hồi theo đúng quy định của Luật Quản lý Thuế.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng 31/10. |
Hàng năm, thu nợ đọng thuế đạt khoảng 82% số nợ đọng có khả năng thu. Cụ thể, năm 2016, thu được hơn 40.049 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Năm 2017, thu được 44.773 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước và 9 tháng đầu năm 2018, thu được 25.382 tỷ đồng, đạt 61% số tiền nợ đọng thuế có khả năng thu hồi.
Đồng thời, hàng năm, Bộ Tài chính đã có đôn đốc, thu hồi các khoản tiền thuế truy thu, tiền phạt theo kết luận của cơ quan kiểm toán, đạt trên 80% kiến nghị tăng thu. Tỉ lệ nợ đọng thuế trên thu nội địa đã giảm dần qua các năm. Năm 2016 là 8,5%; năm 2017 còn 7,6% và đến cuối tháng 9 năm 2018 còn 7,5%. Tỷ lệ nợ đọng thuế có khả năng thu trên tổng thu nội địa đã giảm mạnh. Năm 2016 là 5,6%; 2017 là 4,4% và cuối tháng 9 năm 2018 còn 4,3%.
Bộ trưởng cho biết thêm, nếu so sánh với các nước trong khu vực ASEAN, tỷ lệ nợ đọng thuế trên tổng thu nội địa của Việt Nam hiện nay ở mức khoảng 7,5%, trong khi các nước trong khu vực ASEAN bình quân là 8,5%, các nước OECD là 9,2%.
Tuy nhiên, đúng như đại biểu đã nêu, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, tổng số nợ thuế hiện nay vẫn còn rất lớn. Tính đến cuối tháng 9/2018, chúng ta đọng 82.961 tỷ đồng, trong đó tiền thuế nợ không có khả năng thu hồi chiếm 42,1% trên tổng số nợ đọng thuế, tăng 11% so với thời điểm 31/12/2017. Tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, và tiền chậm nộp thuế, chiếm tỷ trọng 20% và tăng 6%.
“Nguyên nhân chủ yếu là do số nợ đọng không có khả năng thu hồi (người nộp thuế chết, mất tích, phá sản...) và tiền phạt chậm nộp thuế 0,03%/ngày”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng lý giải./.
Duy Thái