【nhà cái dabet】Tháo gỡ điểm nghẽn đầu tư công
Giải quyết dứt điểm vướng mắc,áogỡđiểmnghẽnđầutưcônhà cái dabet đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công Dứt điểm giải phóng mặt bằng, thúc giải ngân đầu tư công dự án trọng điểm ngành giao thông Cao tốc TPHCM - Mộc Bài: Điểm nhấn đột phá về đầu tư công |
Một đoạn cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu trong giai đoạn đang thi công. Ảnh: Quang Hải – Viết Dũng |
Còn nhiều dự án trễ hẹn
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) là một trong những đơn vị giải ngân vốn đầu tư công tốt trong nửa đầu năm nay. Thông tin tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2024 về chủ đề đầu tư công diễn ra mới đây, ông Lê Bách Cương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Đầu tư xây dựng phụ trách phía Nam thuộc Cục Quản lý Đầu tư xây dựng - Bộ GTVT cho biết, đến tháng 7/2024, ngành Giao thông đã giải ngân hơn 30.000 tỷ đồng, đạt khoảng 50% kế hoạch.
Năm 2024 phải là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 8/8/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Chỉ thị nêu rõ: năm 2024 phải là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tạo tiền đề thuận lợi hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc. Để đạt được mục tiêu phấn đấu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải khẩn trương hoàn thành thủ tục đầu tư, đấu thầu, phấn đấu khởi công tất cả công trình, dự án đầu tư công thuộc phạm vi quản lý đã được cấp có thẩm quyền giao, phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2024. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân từng tháng, quý. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ. Phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện; bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án. Đồng thời, chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án, tổng hợp nhu cầu bổ sung vốn của các dự án và có phương án điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự án chậm giải ngân sang dự án có khả năng giải ngân trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định, bảo đảm giải ngân hết số vốn đã được giao. Thủ tướng yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án. Cụ thể, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xác định công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là nút thắt trong triển khai dự án cần phải tập trung tháo gỡ. Bên cạnh đó, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên. Tiếp tục tập trung thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ các khó khăn liên quan đến cấp phép mỏ, khai thác vật liệu đá, cát, đất… phục vụ các dự án đầu tư công đảm bảo nhanh, hiệu quả, đúng quy định pháp luật. Thực hiện các biện pháp kiểm soát giá và chất lượng nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho các dự án đầu tư công. Xử lý nghiêm tình trạng tạo khan hiếm giả, liên kết giữa các chủ mỏ vật liệu để nâng giá, khai thác, cung cấp không đúng quy định làm ảnh hưởng đến việc thi công các dự án... |
Với đà duy trì việc đẩy nhanh tiến độ tại các dự án trong những tháng cuối năm, cùng với việc được bổ sung hơn 13.000 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách trong nước, ước tính trong năm nay, Bộ GTVT có thể giải ngân khoảng 74.680 tỷ đồng, bằng 119% kế hoạch vốn được giao lần đầu.
Để có khối lượng giải ngân, lãnh đạo Bộ GTVT thường xuyên đi kiểm tra hiện trường, trực tiếp điều hành, quyết liệt và kịp thời tháo gỡ khó khăn; chỉ đạo chủ đầu tư, tư vấn, các nhà thầu huy động tối đa nhân lực, thiết bị, nguồn tài chính, tăng ca, tăng kíp thi công để đẩy nhanh tiến độ; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ có các chỉ đạo tháo gỡ, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu xây dựng cho các dự án khu vực các tỉnh phía Nam.
Song bên cạnh những tín hiệu tích cực, hiện tỷ lệ giải ngân của các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm ngành GTVT còn thấp, chỉ đạt 27,4% (tính đến ngày 13/6); dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý cũng chỉ đạt 17,2%. Một số dự án được giao kế hoạch vốn năm 2024 lớn nhưng có tỷ lệ giải ngân thấp như: Dự án đường Vành đai 3 - TPHCM; Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh…
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, năm 2024, TPHCM được giao kế hoạch vốn đầu tư công là 79.263 tỷ đồng, đến nay mới giải ngân được 11.511 tỷ đồng, đạt 14,5%, thấp hơn so với mức bình quân chung cả nước và cũng chỉ đạt một nửa so với chỉ tiêu thành phố đặt ra.
Xem xét nguyên nhân, có một số yếu tố đặc thù như kế hoạch vốn năm 2024 có 28.000 tỷ đồng thuộc các dự án mới. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2024 mới ở giai đoạn chuẩn bị dự án nên chưa kịp giải ngân. Ngoài ra, có 22.000 tỷ đồng thuộc về vốn giải phóng mặt bằng, các địa phương đang chờ Luật Đất đai 2024 có hiệu lực để áp dụng, với nhiều chính sách có lợi hơn cho các tổ chức, cá nhân...
Tương tự, lý giải nguyên nhân khiến giải ngân vốn đầu tư công thấp, ông Lê Ngọc Linh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, khó khăn, vướng mắc về bồi thường, giải phóng mặt bằng, khó khăn trong việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư và liên quan đến quá trình triển khai dự án. Cụ thể, đến nay tỉnh vẫn còn 62 dự án chưa hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, một số dự án vướng mắc liên quan đất quốc phòng, đất rừng.
Hóa giải nghịch lý “có tiền không thể tiêu”
Theo chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, đầu tư công là một trong ba trụ cột thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bên cạnh tiêu dùng và xuất khẩu. Việc đầu tư, giải ngân đầu tư công tốt sẽ kích tổng tăng trưởng quốc gia theo cấp số nhân, càng đưa dòng tiền sớm vào thị trường thì tính lan tỏa càng sớm, đem lại hiệu quả càng cao. Đầu tư công là trên tất cả các lĩnh vực.
Tuy nhiên, hiện nay, vốn đầu tư công được tập trung nhiều cho các dự án giao thông, còn các lĩnh vực khác chưa được đầu tư đồng bộ. Bên cạnh đó, trong đầu tư công đang có tình trạng "có tiền mà không thể tiêu”. Đây là vấn đề rất lớn, không thể nào duy trì tình trạng này, trong khi vấn đề thiếu vốn vẫn đang diễn ra. Tình trạng này giống như một doanh nghiệp có tiền để ngân hàng mà đi vay lãi suất cao hơn thì chỉ có phá sản. Đầu tư công cũng vậy.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cả nước mới đạt 29,39% yêu cầu đặt ra. Tại TPHCM và các tỉnh khu vực Đông Nam bộ - nơi được xem là vùng kinh tế năng động nhất, việc giải ngân đầu tư công cũng gặp khó khăn, tỷ lệ thực hiện còn thấp. Do đó, để đạt mục tiêu từ nay đến cuối năm có thể giải ngân 90-95% vốn đã đề ra sẽ cần phải đồng bộ triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu.
Nhìn rộng hơn về những điểm nghẽn đầu tư công, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) cho rằng hiện có vướng mắc liên quan đến cơ chế quy hoạch, phê duyệt, đấu thầu và cách thức vận hành. Đồng thời, có sự phối hợp không đồng bộ giữa các cơ quan chức năng và chủ đầu tư. Các dự án đầu tư công thừa tiền nhưng nghẽn do cơ chế thủ tục, quy trình, trình tự và đòi hỏi giải quyết đồng bộ. Cơ quan ban ngành cần mạnh dạn thay đổi cách tiếp cận khác. Các dự án đầu tư công cần xã hội hóa để giải quyết điểm nghẽn. Tất cả thủ tục và phê chuẩn để tư nhân làm, sau khi hoàn thành chỉ cần nghiệm thu, đây có thể là cách tiếp cận trôi chảy và nhanh hơn.
Ngoài ra, theo ông Vũ Xuân Nguyên, Trưởng Phòng Kế hoạch - Hợp đồng Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM, thực tiễn triển khai các tuyến đường sắt đô thị metro số 1 và số 2 cho thấy mặt bằng sạch và nguồn vốn sẵn sàng là 2 bài học kinh nghiệm để giải ngân được và dự án về đích. Trong đó, khâu giải phóng mặt bằng cần giải quyết ngay từ đầu, tránh kéo dài gây phát sinh thêm chi phí và ảnh hưởng tiến độ tổng thể của dự án. Về nguồn vốn, cần chủ động để giảm phụ thuộc vào nguồn ODA (vốn hỗ trợ phát triển chính thức) bằng cách huy động nguồn lực trong nước thông qua mô hình TOD - mô hình phát triển đô thị theo định hướng tập trung vào giao thông công cộng.
Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không phân tán, dàn trải Để đẩy mạnh thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, yếu tố quyết định là sự chỉ đạo điều hành thống nhất, quyết liệt, kịp thời của Chính phủ và sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành. Trong chỉ đạo, điều hành, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, phân công nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, thời gian và kết quả, để dễ kiểm tra, giám sát, đánh giá và quan trọng hơn là làm việc nào dứt điểm việc đó. Các đơn vị trực tiếp triển khai kế hoạch đầu tư công phải chủ động rà soát, thông tin kịp thời, chính xác về các khó khăn, vướng mắc; đề xuất, kiến nghị các cơ quan quản lý có chính sách, giải pháp nhanh, mạnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Ngoài ra, cần lưu ý đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, không phân tán, dàn trải, manh mún; đẩy mạnh cơ cấu lại đầu tư công, phát huy vai trò dẫn dắt, lan tỏa là “vốn mồi” để huy động vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước, tạo không gian, động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM: Hy vọng cải thiện trong thời gian tới Từ nay đến cuối năm 2024, phải giải ngân đạt 95% số vốn được giao trong năm. TPHCM đặt ra mục tiêu giải ngân theo từng mốc thời gian để đảm bảo đến hết quý 4 phải đạt được mục tiêu đề ra. Đây là việc hết sức khó khăn nhưng TPHCM sẽ nỗ lực bằng nhiều giải pháp để phân cấp ủy quyền cho các quận huyện, TP Thủ Đức. Thứ hai sẽ tập trung hoàn tất các thủ tục giải phóng mặt bằng, tiếp tục giải quyết kiến nghị của các địa phương và tích cực phối hợp với các cơ quan trung ương để tháo gỡ khó khăn trong triển khai dự án đầu tư công. Chính phủ, các địa phương và TPHCM đều đang có những giải pháp quyết liệt như mạnh dạn phân cấp phân quyền, thành lập các tổ công tác đặc biệt, kiểm tra chỉ đạo sát sao để tháo gỡ khó khăn cho từng lĩnh vực, dự án... Nếu tiếp tục triển khai tích cực, việc giải ngân vốn đầu tư công hy vọng có thể được cải thiện trong thời gian tới. TS Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế: Tận dụng tốt 2 cơ chế quan trọng về tài chính Nếu những vướng mắc trong lĩnh vực đầu tư công được tháo gỡ, chỉ tiêu giải ngân vốn đầu tư công trong năm nay đã đề ra từ 90%-95%, sẽ thúc đẩy kinh tế, tạo được cú hích cho năm sau - năm cuối cùng giai đoạn 2020-2025. Riêng TPHCM cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết 98 để hình thành khung quy định, trong đó có lĩnh vực đầu tư công. Qua đó, TPHCM đáp ứng nguồn vốn và tận dụng cho được 2 cơ chế quan trọng về tài chính. Đó là phát hành trái phiếu để tăng bội chi đầu tư lên 120% nhằm đi trước một số công trình đầu tư hạ tầng và huy động được nguồn vốn tư nhân thông qua các hình thức tham gia vào đầu tư công, để TPHCM tiến đến giai đoạn cứ 1 đồng vốn nhà nước, thu hút được 10 đồng vốn tư nhân. TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Quốc gia Hà Nội: Cần giải quyết khâu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất Có nhiều điểm nghẽn về giải ngân vốn đầu tư công khiến hầu hết địa phương đều chưa đạt, nhất là TPHCM chỉ 15% là quá thấp so với mặt bằng chung khoảng 30%. Theo tôi, ngoài những vấn đề ngắn hạn tập trung vào các khía cạnh như thủ tục, cơ chế tháo gỡ, điều phối chung; giải phóng mặt bằng; liên quan đến mỏ vật liệu cơ bản như đất, cát, sỏi và tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn vốn kết hợp. Ngoài ra, vấn đề quy hoạch cũng cần được quan tâm. Đơn cử như ở phía Bắc, cao tốc Lạng Sơn – Cao Bằng đang có vấn đề là một địa phương giải phóng mặt bằng xong còn một địa phương khác chưa xong. Điều này cho thấy việc quy hoạch lẽ ra đã phải đồng bộ từ sớm nhưng thực tế giữa các tỉnh lại chưa. Việc quy hoạch và chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang đất giao thông lại chậm hơn so với tiến độ triển khai các dự án hạ tầng quan trọng, Do đó, về ngắn hạn, cần giải quyết khâu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để giải phóng mặt bằng, giao đất… T.D - H.D (ghi) |
相关文章
Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an chiều 28/8 x&a2025-01-10Bộ Khoa học & Công nghệ: Động đất ở Kon Tum chưa đến mức độ nghiêm trọng
Từ ngày 19-29/4/2022, đoàn kỹ thuật gồm các chuyên gia, các nh&agr2025-01-10Instagram và Tiktok đang khiến ngày càng nhiều bé gái phải đi khám tâm lý vì sợ già
Cô bé Zac Mathias, người Connecticut-Mỹ mới 18 tuổi nhưng đã có cuộc sống gắn liền với thẩm mỹ. Mỗi2025-01-10“Cao thủ” trong ngành bật mí bí kíp tăng tốc lên Đại học số
Hội thảo “EduTech: Xây dựng Đại học số trên nền tảng AWS" do CMC Telecom phối hợp cùng AWS và AISoft2025-01-10Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa
Trao đổi với PV VietNamNetvào chiều ngày 19/9, ông Tô Ngọc Liễn, Chủ tịch2025-01-10Facebook sẽ loại bỏ một số tính năng theo dõi vị trí
Theo 9to5mac,Facebook sẽ ngừng một số dịch vụ theo dõi vị trí thời gian thực bao gồm: Bạn bè lân cận2025-01-10
最新评论