Dạ hiện nhà em đang ở có diện tích là 56,áchsổkhimuabánđấtquavibằkqbd u19 chau au9m² và có một vi bằng và chung sổ hồng với nhà bên cạnh và nhà bên cạnh em hiện đang có ý định là bán và chung sổ với nhà em thì em xin hỏi là em muốn tách sổ hồng riêng ra được không ạ, nếu như không tách ra được mà chỉ có vi bằng thôi
Luật sư tư vấn:
Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, để tách thửa cần những điều kiện sau: Đáp ứng được điều kiện về diện tích tối thiểu tách thửa; Có giấy chứng nhận
Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Trong thời hạn sử dụng đất.
Trình tự, thủ tục tách thửa được quy định tại điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung NĐ 01/2017/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai như sau:
"1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.
2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã."
Về mua bán nhà đất qua vi bằng
Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định:
“2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác
3.Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.”
Điểm a khoản 3 điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:
“Các loại hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực gồm: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất”
Việc mua bán nhà đất qua vi bằng rủi ro bởi thực hiện nhiều lần, qua nhiều người, chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa có pháp lý đầy đủ, chưa đúng quy định.
Trường hợp các bên giao dịch mua bán có đầy đủ các loại giấy tờ có lập vi bằng nhưng không thực hiện công chứng, chứng thực thì người mua sẽ không được sang tên sổ đỏ.
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc