【bóng đá dự đoán】Khởi đi những ước mơ
Trao học bổng "Nuôi dưỡng đạo đức mỗi ngày" cho các em học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học
Ngày về tất bật
Chuyến trở về lần này của TS. Nguyễn Thanh Tùng (Hiệu trưởng Trường cao đẳng Quốc tế VABIS, Viện Trưởng Viện Quản trị Tri thức KMI-TP.Hồ Chí Minh) bắt đầu bằng hội thảo dành cho doanh nhân. Với chủ đề “Quản trị vận hành tinh gọn-Quản lý doanh nghiệp hiệu qủa”, sau thời gian dài lao đao với bao khó khăn do ảnh hưởng COVID-19, những giải pháp TS.Tùng chuyển tải tại hội thảo đã chạm được đến cái doanh nghiệp đang cần. Kinh nghiệm hàng chục năm thực chiến quản lý tại các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn của khu vực, quốc tế được ông truyền thụ, theo cách mà ông đùa, là “không giấu diếm điều gì”.
Không chỉ trang bị cho doanh nhân tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược..., mỗi chuyến trở về, TS. Tùng lại vun bồi cho doanh nhân Huế những giá trị cốt lõi về văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh-là chìa khóa để phát triển bền vững, tạo nên giá trị đích thực cho mỗi thương hiệu, doanh nghiệp.
Chuyến về Huế lần này, TS.Nguyễn Thanh Tùng lại tranh thủ từng giờ trong quỹ thời gian eo hẹp với lịch làm việc chật kín, để đến các trường học.
Khởi đầu là buổi nói chuyện dành cho phụ huynh của một dự án giáo dục tư nhân dành cho trẻ em vừa được thành lập lại Huế. Có gia đình đã chạy xe hơn 100 cây số để được dự buổi nói chuyện. Trong không gian nhỏ ở một quán cà phê, với chiếc mic “dã chiến”, TS.Tùng đã dành 3 giờ đồng hồ không ngơi nghỉ để giải mã một câu hỏi mang tính thời đại: “Phụ huynh chuẩn bị gì cho con để trở thành công dân toàn cầu”.
Tặng sách cho các em học sinh vùng cao A Lưới trong chuyến về Huế (năm 2021)
“Nền giáo dục của Việt Nam hiện nay đang biến học sinh thành những “cỗ máy” giải toán, văn mẫu. Các em dần mất đi tính sáng tạo vì chỉ giỏi kỹ năng lặp lại, bắt chước. Trong khi, áp lực điểm số, thành tích... diễn ra hàng ngày dần khiến những đứa trẻ trở nên tự vi, mặc cảm, vị kỹ”, TS.Tùng bắt đầu buổi trò chuyện.
Với kinh nghiệm hàng chục năm tham gia công tác quản lý và giảng dạy, từng học tập và trao đổi về giáo dục ở đất nước có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới như Phần Lan, theo TS.Tùng, để thoát khỏi “ao làng”, để đi xa, hội nhập, học sinh cần có 3 kỹ năng. Đó là năng lực sáng tạo; khả năng tự làm chủ và biết sống tử tế (mở lòng để giúp người khác trở nên tốt hơn).
Không chỉ được tiếp nhận những tri thức, với anh Phan Quốc Vinh-chủ dự án giáo dục (EUREKA AMERICA), chuyến trở về Huế của Thầy Tùng lần này còn là câu chuyện ân tình.
Có 6 năm kinh nghiệm quản lý trong hãng hàng không Vietnam Airlines, 11 năm làm trợ lý giám đốc cho một công ty du lịch, 8 năm làm việc trong ngành Catering tại Hoa Kỳ..., trở về Huế, anh Vinh quyết định khởi nghiệp với chương trình giáo dục mang tên Eureka America. Ý tưởng này vừa gọi vốn thành công tại Huế-với mong ước dẫn dắt thế hệ trẻ sáng tạo được trang bị tốt tiếng Anh bằng kỹ năng thực tế, trải nghiệm ngay từ cấp tiểu học. “Dõi theo anh Vinh, tôi nhận thấy đây là một người trẻ có nhiều hoài bão, ước mơ về giáo dục. Sau chương trình này, tôi sẽ tiếp tục góp ý để những ý tưởng sáng tạo của anh phát triển hơn”, TS.Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ về lý do ông đã dành tặng chương trình nói chuyện đặc biệt cho phụ huynh Eureka America-như một sự khích lệ, nâng niu, vun bồi ước mơ đẹp của thế hệ trẻ.
Vun bồi yêu thương
Với các em học sinh Trường THPT Hai Bà Trưng (TP.Huế), món quà đặc biệt thầy Nguyễn Thanh Tùng bất ngờ trao tặng trong chuyến về Huế lần này là niềm vui lớn.
Đón thầy là hơn 600 học sinh khối 10 chật kín hội trường và tiếng vỗ tay không ngớt. Nói về giáo dục lòng yêu thương, buổi trò chuyện của ông giản dị, gần gũi như một người cha, một người anh, một người bạn-đã cho các em cảm giác được đồng điệu.
“Rất vui mừng vì đây là lần đầu trường được đón thầy. Sự gần gũi về gốc gác quê hương, cách nói chuyện giản dị của thầy giúp các em nhận biết, vun bồi tình yêu thương không phải là điều gì quá to tát, lớn lao mà từ những việc làm đơn giản, tử tế hàng ngày. Những chia sẻ của thầy về định hướng nghề giúp các em nhận ra thế mạnh, đam mê của mình để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, để hạnh phúc với nghề mình yêu. Những chỉ dẫn, gợi mở của thầy sẽ giúp các em học chưa tốt tự tin hơn, không còn mặc cảm. Những em học giỏi sẽ bớt đi tính tự cao để khiêm nhường hơn, hòa đồng hơn, biết chia sẻ, yêu thương hơn”. Cô Nguyễn Thị Hoa Phượng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng chia sẻ.
Phút lắng đọng tại buổi nói chuyện của TS.Nguyễn Thanh Tùng với học sinh Trường THPT Tố Hữu (Quảng Điền)
Cách TP.Huế gần 40 cây số, từ năm 2016 đến nay, thầy và trò Trường THPT Tố Hữu (huyện Quảng Điền) không nhớ đây là lần thứ mấy được đón TS.Nguyễn Thanh Tùng. Lần này, chuyến trở về của ông đúng lúc Huế trở lạnh đột ngột nhưng khán phòng lại thật ấm khi được đón người thân trở về.
Sau chặng đường dài, vai áo TS.Nguyễn Thanh Tùng lại thấm ướt mồ hôi và cả nước mắt. Chuyên đề “Định hướng tương lai” mà ông chia sẻ lần này cho học sinh Trường Tố Hữu, khuất lấp sau những ước mơ, hoài bão, còn có những nỗi đau, khi có những em học sinh phải chịu cảnh trầm cảm khi cha mẹ chia tay. Những ám ảnh từ xung đột, mâu thuẫn gia đình khiến các em khép kín, đau khổ. Chạm đến nỗi đau bằng sự lắng nghe, thấu hiểu, thầy Tùng đã giúp các em tìm lối ra, biết tự buông bỏ và vun bồi năng lượng sống bình an.
Hành trình 5 ngày phụng sự giáo dục của TS.Nguyễn Thanh Tùng ở Huế cũng đã đến những ngôi trường với những tên gọi đã quá đỗi thân thương với ông qua năm tháng: Quốc Học, Phú Hồ, Tố Hữu, Phú Lộc, Nguyễn Chí Thanh... Có những trường ở ngay thành phố, cũng có trường cách trung tâm 40-50 cây số. Miệt mài đi, đó là hành trình ông đem đến tri thức; chạm đến những nỗi đau; lay dậy, khởi đi những ước mơ-như những hạt giống ngủ ngầm, như những cánh buồm-chờ cơn gió để vút lên...
Ở những ngôi trường ông đến, rất nhiều sách quý và những phần học bổng “Nuôi dưỡng đạo đức mỗi ngày” đã được trao. Ở đó, trên sân trường Huế những ngày tháng tư lịch sử, bài hát “Ước mơ” do ông sáng tác lại vang lên, như một lời hiệu triệu: “Hãy lắng nghe lời trái tim, nhịp đập từ tâm hồn... Hãy cháy lên, ngập tràn ngọn lửa hồng, sôi nhịp dòng mạch hồng, không còn gì ngại ngùng, ta cùng vượt nghìn trùng, để đến với tận cùng ước mơ...”.
Bài: Kim Oanh;Ảnh: Nhân vật cung cấp