您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【kết quả bóng đá hiroshima】Giải pháp nâng chất lượng trái cây

Nhận Định Bóng Đá3512人已围观

简介Xuất khẩu rau quả đang tăng là điều đáng mừng, tuy nhiên một trong những mối lo ...

Xuất khẩu rau quả đang tăng là điều đáng mừng,ảiphpnngchấtlượkết quả bóng đá hiroshima tuy nhiên một trong những mối lo hiện nay là tình trạng sâu bệnh gia tăng trên nhiều loại trái cây; ngoài ra một số lô hàng trái cây xuất khẩu bị các nước cảnh báo về an toàn thực phẩm. Đây là những vấn đề cần nhanh chóng khắc phục nhằm gia tăng xuất khẩu trong thời gian tới...

Bệnh đốm nâu khiến trái thanh long bị ảnh hưởng chất lượng.

Nhiều loại cây bị nhiễm bệnh

Tại các tỉnh ĐBSCL, sâu bệnh trên các loại cây như quýt hồng, quýt đường, càm xoàn, cam sành… diễn biến khá phức tạp. Sở NN&PTNT tỉnh Long An, cho biết: “Toàn tỉnh có gần 7.450ha thanh long, đây là cây thế mạnh giúp nhiều nông dân làm giàu. Tuy nhiên, gần đây dịch bệnh đốm nâu vẫn thường xuất hiện, nguy cơ lây lan khá lớn, trong khi việc tiêu hủy mầm bệnh chưa triệt để”. Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), bọ xít, kiến, rệp sáp, bệnh thán thư, thối cành, thối rễ tóp cành, đốm nâu… vẫn còn xuất hiện trên cây thanh long; trong đó nguy hại nhất là bệnh đốm nâu. Bệnh đốm nâu sẽ làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng trái thanh long, khiến mẫu mã bị xấu đi và khó xuất khẩu. Song song đó, tình trạng bệnh chổi rồng trên cây nhãn cũng đáng lo ngại. Thời gian qua, ngành chức năng quyết liệt dập dịch nhưng tính đến tháng 11-2017, ở khu vực Nam bộ còn khoảng 5.900ha nhãn bị chổi rồng. Hiện các địa phương triển khai phòng chống, bảo vệ vườn nhãn…

Ông Trần Văn Tư, ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành (Hậu Giang), than thở: “Gia đình tôi có khoảng 1.000 cây cam sành, đây là nguồn thu nhập chính trong mấy nam qua. Vườn cây đang tươi tốt và thu hoạch mới được 2 năm thì gần đây xuất hiện bệnh vàng lá, thối rễ, khiến gần cả trăm cây bị chết. Thời gian qua, tôi rất vất vả vì dịch bệnh tàn phá tràn lan, nhưng chưa có cách phòng trị dứt điểm”. Ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang, tiết lộ: “Toàn tỉnh có gần 2.100ha vườn cây có múi bị bệnh vàng lá (nhiều nhất là cam sành) nên ngành chức năng và người dân rất lo. Dù đã nỗ lực phòng trị nhiều cách nhưng đến nay bệnh vàng lá mới ngăn chặn được”.

Ở Đồng Tháp, nhiều nông dân trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa cũng “mất ngủ” vì dịch bệnh. Ông Lê Văn Cường, ở xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, cho hay: “Vợ chồng tôi có 2 công vườn trồng quýt đường và cam xoàn. Thời gian đầu phát triển tốt, nhưng khi cây cho trái một vài mùa thì bệnh vàng lá ập đến làm chết rải rác. Ngoài chuyện thiệt hại về số lượng cây thì chất lượng trái cũng bị ảnh hưởng do dịch bệnh”. Nhiều nhà vườn trồng cam ở Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long… cho biết, khi cây cam đang cho trái thì gốc bị lột vỏ, thối vỏ, hư rễ… sau đó lá cây chuyển sang màu vàng và cây bắt đầu chết lai rai, dù điều trị nhiều cách, tốn kém chi phí vẫn không khỏi. 

Khắc phục dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Cây ăn trái đang trở thành thế mạnh kinh tế của nhieu địa phương ở ĐBSCL và các vùng khác. Trái cây ngoài tiêu thụ nội địa thì được xuất khẩu ra thế giới ngày càng nhiều như: châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật, Hàn Quốc,… Thế nhưng, sản phẩm trái cây xuất khẩu của nước ta luôn đối mặt với thách thức từ hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu, trong đó dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là nan giải nhất. Thống kê của các ngành chức năng cho thấy, thanh long là trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, ngoài các thị trường xuất khẩu chính như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, EU… thì thanh long cũng đang thâm nhập khá tốt vào các thị trường khó tính như Nhật, Hoa Kỳ, Newzealand,… Song, thanh long của Việt Nam đã bị cảnh bao về dư lượng thuốc BVTV của các nhà nhập khẩu trong thời gian qua.

Ông Lê Văn Thiệt, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), lưu ý: Năm 2014, có 5 lô hàng thanh long xuất khẩu bị các nước như: Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ, cảnh báo dư lượng thuốc BVTV gồm 3 hoạt chất Dithiocarbamates, Carbendazim, Iprodione. Năm 2015, có 7 lô hàng bị Italia, Pháp, Bỉ, Anh, cảnh báo dư lượng thuốc BVTV với 6 hoạt chất. Năm 2016 và 2017, có 3 lô hàng bị châu Âu cảnh báo…

Để khắc phục tình trạng dịch bệnh cũng như dư lượng thuốc BVTV trên cây ăn trái, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các địa phương rà soát, quy hoạch vùng trồng cây ăn trái hàng hóa, vùng xuất khẩu để cấp mã so. Từ các vùng này sẽ sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; đồng thời xác định từng thị trường xuất khẩu để xây dựng quy trình canh tác, tuân thủ nghiêm ngặt theo yêu cầu từng quốc gia nhập khẩu đòi hỏi. Vấn đề cấp mã số vùng trồng sẽ giúp nông dân ý thức được việc sản xuất phải chất lượng và giảm giá thành. Đến nay đã có 19 tỉnh được cấp mã số vùng trồng trên cây ăn trái ở các tỉnh ĐBSCL, Đông Nam bộ, Trung Trung bo và miền Bắc. Tới đây, Cục Bảo vệ thực vật sẽ phối hợp cùng các ngành chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV nhằm ngăn chặn thuốc giả, kém chất lượng, có thể gây ảnh hưởng chất lượng rau quả. Đề nghị UBND các tỉnh xem xét ban hành cơ chế, chính sách phát triển tổ dịch vụ tư vấn BVTV để tư vấn, hỗ trợ và trực tiếp phòng chống dịch hại cho nông dân trên quy mô lớn…

Ngoài các giải pháp trên thì Cục Bảo vệ thực vật và các nhà khoa học cho rằng, nên tổ chức liên kết trong sản xuất cây ăn trái giữa nông dân với doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp cung ứng vật tư… nhằm tuân thủ các điều kiện mà thị trường nhập khẩu đặt ra. Chỉ có liên kết mới khắc phục được nhiều hạn chế tồn tại; đồng thời giảm được giá thành, tăng năng suất, chất lượng trái cây; đảm bảo hài hòa lợi ích các bên liên quan, thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa. Đây là hướng đi bền vững cho cây ăn trái…

Bài, ảnh: HƯNG TÂN

Tags:

相关文章