【nhận định arsenal đêm nay】Vực doanh nghiệp để tạo sức bật cho nền kinh tế
Không chỉ doanh nghiệpnhỏ và vừa,ựcdoanhnghiệpđểtạosứcbậtchonềnkinhtếnhận định arsenal đêm nay các tập đoàn lớn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có Vietjet. Ảnh: Đ.T |
Ba kịch bản thành lập mới doanh nghiệp
Đại dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp gặp khó. 4 tháng đầu năm, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, số doanh nghiệp thành lập mới đã giảm 13,2% so với cùng kỳ năm trước, trong khi số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 33,6%.
“Diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của toàn bộ khu vực doanh nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Vì thế, trong cả 3 kịch bản mà Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa đưa ra và dự báo về số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng cuối năm và cả năm 2020, thì ngay cả ở kịch bản lạc quan nhất, số lượng doanh nghiệp mới gia nhập thị trường trong năm nay chỉ là 125.000 doanh nghiệp, ít hơn tới hơn 13.000 doanh nghiệp so với năm ngoái.
Thậm chí, ở kịch bản bi quan nhất, con số là khoảng 102.000 doanh nghiệp. Điều này sẽ xảy ra, nếu Covid-19 diễn biến phức tạp. Còn ở kịch bản “trung dung”, con số được ước tính là 117.000 doanh nghiệp. Kéo theo đó, số vốn đăng ký chắc chắn giảm theo.
Thủ tướng Chính phủ khi nhấn mạnh 5 mũi giáp công để vực dậy nền kinh tếsau đại dịch Covid-19 đã nhắc đến việc “thu hút đầu tưtư nhân trong nước” đầu tiên. Cũng có nghĩa, đây là mũi giáp công quan trọng nhất.
Còn TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam thì nói: “Sức bật của nền kinh tế hậu đại dịch sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng đứng dậy của doanh nghiệp”.
Câu hỏi đặt ra là, liệu doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng dậy đến đâu? Và liệu sự sụt giảm mạnh lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến khu vực tư nhân trong nước?
Giúp doanh nghiệp Việt “đứng dậy”
Kết quả khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cuối tháng 4 vừa qua cho thấy, khoảng 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid-19. Ngay như “ông lớn” Vingroup, trong quý I/2020 chỉ đạt doanh thu 15.368 tỷ đồng, lãi ròng 505 tỷ đồng, lần lượt giảm 30% và 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Vietjet đạt doanh thu vận tải hàng không 7.222 tỷ đồng trong quý này, giảm 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lỗ 989 tỷ đồng.
“Ông lớn” tư nhân khó, “ông lớn” nhà nước cũng khó không kém. Dự báo, trong năm 2020, nếu dịch bệnh kéo dài và giá dầu không phục hồi, doanh thu của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước giảm khoảng 280.000 tỷ đồng so với kế hoạch. 8/19 đơn vị này sẽ thua lỗ ước tính trên 26.000 tỷ đồng.
标签:
责任编辑:World Cup