当前位置:首页 > Cúp C2

【đội hình real madrid 2021】Linh động chuyển đổi vật nuôi sau dịch tả heo châu Phi

Trong lúc dịch tả heo châu Phi (ASF) bùng phát mạnh,độngchuyểnđổivậtnuisaudịchtảđội hình real madrid 2021 những hộ dân bị thiệt hại đã linh động chuyển sang nuôi các đối tượng khác để tăng hiệu quả kinh tế.

Người dân ở thị xã Ngã Bảy tận dụng chuồng heo để nuôi vịt.

Trong khi các cấp chính quyền đang tích cực áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn dịch bệnh thì ở các ổ dịch đã qua 30 ngày người dân bắt đầu chuyển đổi sang đối tượng vật nuôi khác. Đây được xem là hướng phát triển kinh tế mới của nông dân trong thời buổi dịch bệnh hoành hành.

Như đã biết, dịch tả heo châu Phi là bệnh không lây truyền cho các đối tượng vật nuôi khác. Do đó, ngành nông nghiệp đã có định hướng, khuyến cáo người dân thay đổi đối tượng chăn nuôi; tận dụng chuồng heo sẵn có để góp phần duy trì sản xuất. Một số đối tượng nuôi được khuyến cáo là gà, vịt trên đệm lót sinh học; nuôi lươn thương phẩm và các đối tượng thủy sản khác...

Khoảng 1 tháng nay, người dân ở các địa phương đã bắt đầu chuyển đổi với kỳ vọng phát triển kinh tế ổn định giữa “tâm bão ASF”. Hộ ông Phan Văn Việt, ở ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, bị tiêu hủy 18 con heo do nhiễm dịch tả heo châu Phi khoảng 2 tháng trước đã nhận tiền hỗ trợ. Số tiền trên 50 triệu đồng được dự tính dùng để sửa lại chuồng nuôi ba ba, cua đinh. Trước mắt phải tìm hiểu kỹ thuật và nguồn giống chất lượng mới an tâm tái sản xuất bằng đối tượng vật nuôi mới.

Đó cũng là nỗi lo của người dân khi mới chuyển đổi vật nuôi khác. Nhiều hộ thử nghiệm ban đầu với diện tích chăn nuôi nhỏ để tích lũy kinh nghiệm, hạn chế rủi ro. Ở thị xã Ngã Bảy, một số hộ đã tận dụng chuồng heo để nuôi lươn, vịt. Ông Hồ Văn Quắn, ở ấp Sơn Phú, xã Đại Thành, vừa thả nuôi 4.000 con lươn để có thêm thu nhập. Theo ông Quắn, trước khi chuyển đổi cần nghiên cứu kỹ về đối tượng nuôi, kỹ thuật, các biện pháp phòng, trị bệnh. Còn công chăm sóc và chi phí đầu tư rất nhẹ, do tận dụng chuồng trống sau dịch tả heo châu Phi nên không tốn tiền đầu tư mới.

Ông Quắn than thở: “Sau khi tiêu hủy 143 con heo trong chuồng được 1 tháng, tôi trăn trở suốt, không lẽ bỏ trống chuồng mãi sao? Rồi tiền đâu mà trang trải trong khoảng thời gian chờ hết dịch tả heo châu Phi để tái đàn? Thế là tôi quyết tâm học hỏi kỹ thuật nuôi lươn trong bể. Khi đã nắm vững cách thức và chọn được nơi cung cấp con giống uy tín, tôi về sửa lại nền chuồng heo, xử lý các bước rồi bắt đầu nuôi mới. Hai tuần trước tôi đã thả 4.000 con, đang đặt mua thêm giống, dự kiến sẽ thả nuôi khoảng 20.000 con lươn trong các ô chuồng”. Sau 10 tháng chăm sóc, lươn sẽ đạt chuẩn xuất bán. Đây là bước đệm để ông Quắn vừa học hỏi kỹ thuật, vừa phát triển kinh tế bằng loài mới. Nếu thành công với mô hình nuôi lươn không bùn thì ông sẽ mở rộng thêm diện tích.

Ở những ô chuồng trống, tùy đối tượng chọn nuôi mới mà hộ dân thiết kế lại cho phù hợp. Việc linh động trong chuyển đổi giúp mở ra hướng đi mới cho người chăn nuôi. Dù chưa nhận được tiền hỗ trợ 47 con heo bị tiêu hủy do dịch tả heo châu Phi, nhưng chị Nguyễn Ngọc Giàu, ở ấp Sơn Phú, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy đã bỏ tiền làm vỉ lưới sắt trên bề mặt chuồng heo để nuôi 400 con vịt xiêm. Được biết chị Giàu sẽ chuyển hẳn sang nuôi loài này và không còn ý định tái đàn heo sau khi hết dịch.

“Đợi đến khi có tiền hỗ trợ, tôi sẽ mua thêm vịt trắng về nuôi tiếp trong chuồng heo. Thay vì trước kia nấu rượu nuôi heo bằng hèm, giờ tôi cũng tận dụng hèm vắt khô rồi trộn chung với thức ăn viên cho vịt ăn. Cách này vừa tiết kiệm chi phí, vừa giúp vịt lớn nhanh. Bây giờ 1kg vịt xiêm bán ra cũng gần 60.000 đồng, lại nhẹ công chăm sóc. Dưới ao, tôi còn tận dụng diện tích mặt nước thả 100kg cá trê bán kiếm thêm thu nhập để chi tiêu trong gia đình”, chị Giàu phấn khởi nói về hướng phát triển chăn nuôi mới.

Ngành nông nghiệp khuyến cáo một số vật nuôi mà người dân có thể quan tâm chuyển đổi trong giai đoạn này là nuôi gà, vịt trên đệm lót sinh học; nuôi lươn thương phẩm và các loài thủy sản khác... Bước đầu chuyển đổi, các hộ dân sẽ được hỗ trợ kỹ thuật, quy trình chăn nuôi từng đối tượng, cách xử lý chuồng trại, các biện pháp phòng bệnh. Đồng thời, cán bộ khuyến nông địa phương sẽ cấp phát tài liệu hướng dẫn, tham quan, học tập các mô hình hiệu quả; hỗ trợ một số nông dân thực hiện mô hình trình diễn…

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang, cho biết: Sẽ có một số chính sách được áp dụng khi người dân thực hiện theo khuyến cáo của ngành chức năng. Cụ thể là chính sách xây dựng mô hình khuyến nông (chỉ áp dụng cho một số hộ thực hiện mô hình): Áp dụng theo Nghị định số 83 của Chính phủ về khuyến nông là hỗ trợ tối đa 50% giống và 50% vật tư. Kế hoạch số 942 của UBND tỉnh Hậu Giang thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2019. Đồng thời, ngành nông nghiệp tỉnh đang xây dựng kế hoạch để khuyến cáo chuyển đổi chăn nuôi trong tình hình hiện nay đối với các đối tượng nêu trên. Bên cạnh đó, cũng sẽ xây dựng kế hoạch khôi phục đàn heo sau khi dịch tả heo châu Phi được khống chế.

Đến ngày 28-7, toàn tỉnh có 626 ổ dịch tả heo châu Phi/246 ấp, khu vực thuộc 62 xã, phường, thị trấn. Tổng số heo chết và tiêu hủy do dịch bệnh là trên 15.500 con. Có 5 đơn vị đã qua 30 ngày không xảy ra ổ dịch mới là phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy; xã Trường Long Tây, Tân Hòa và thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A; xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ.

 

Bài, ảnh: KỲ ANH

分享到: