【bd kq ita】Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài
作者:Nhà cái uy tín 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 20:42:51 评论数:
TheĐiểmsángthuhútđầutưnướcngoàbd kq itao báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, trong năm 2015 thành phố đã cấp mới hơn 500 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,4% số dự án và giảm 2,4% về vốn so với năm 2014. Trong năm 2015 có 145 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 700 triệu USD, tăng 5,1% về số dự án và tăng 82,6% về vốn điều chỉnh. Tính chung tổng vốn đầu tư đăng kí cấp mới và điều chỉnh tăng vốn là 3,5 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, trên địa bàn TP.HCM có 5.765 dự án đầu tư FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là gần 38,94 tỷ USD. Trong đó, tại các Khu chế xuất – Khu công nghiệp TP.HCM có 559 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,4 tỷ USD. Có 24 dự án đăng kí mới trong năm 2015 với vốn đầu tư 424,31 triệu USD, tăng 74,67% so với năm 2014; 34 dự án tăng vốn với vốn điều chỉnh tăng 90,22 triệu USD, giảm 13,73% so với năm 2014. Các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư bao gồm: British Virgin Islands chiếm 74,71% tổng vốn đầu tư, Hàn Quốc chiếm 14,81%, Singapore 4,43%, Hồng Kông 4,24%...
Đồng thời, có nhiều dự án lớn, góp phần làm thay đổi hạ tầng cũng như tạo nên bộ mặt mới cho thành phố. Ngoài dự án Samsung đầu tư vào Khu Công nghệ cao, còn phải kể đến những dự án hạ tầng và dịch vụ công nghiệp cao cấp khác như Khu phức hợp Tháp quan sát Thủ Thiêm với 1,2 tỷ USD; dự án Khu dân cư Vina Nam Phú với 60 triệu USD; dự án Khu nhà ở cao tầng tại Thảo Điền (quận 2) với 57 triệu USD; dự án sản xuất và kinh doanh linh kiện điện tử, màn hình LED dành cho ngành hàng gia dụng với 63 triệu USD…
Theo các chuyên gia, thành công nhất không phải ở số lượng dự án hay số vốn đầu tư lớn, mà chính là việc thu hút đầu tư vào những ngành nghề theo đúng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp thành phố phát triển bền vững trong tương lai của TP.HCM. Trong các ngành công nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào những ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp sử dụng hàm lượng khoa học công nghệ cao như: Công nghiệp phần mềm, điện tử, tin học, công nghiệp dược phẩm… Cụ thể, đầu tư FDI năm 2015 vào lĩnh vực dệt may cao cấp chiếm 71,75%, hóa chất chiếm 9,33%, thực phẩm 5,93%, cơ khí chiếm 4,83%, nhựa cao su chiếm 4,48%, dịch vụ chiếm 3,15%...
Theo đó, tốc độ phát triển công nghiệp của khối FDI trên địa bàn thành phố luôn cao hơn tốc độ phát triển chung của toàn ngành, chiếm trên 35% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Tỷ trọng xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI cũng chiếm tới 38,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố với đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp gia công trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, cơ khí và thiết bị phục vụ cho các ngành này.
Ông Trần Anh Tuấn, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết, với những chính sách ưu đãi về thuê đất đai, nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng TP.HCM đã và đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn tại Việt Nam; góp phần không nhỏ trong việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động với 22,5% trong tổng lực lượng lao động của thành phố mà còn góp phần nâng cao trình độ lao động trong nước thông qua việc chuyển giao trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, thu hút lực lượng chuyên gia nước ngoài có trình độ cao, có kinh nghiệm trong công tác quản lý.
Một bí quyết khác để đi đến thành công chính là sự nhất quán trong hành động của tập thể lãnh đạo thành phố. Đó chính là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho nhà đầu tư; đặc biệt luôn xem khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của thành phố. Các cơ quan chức năng luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, lắng nghe, thấu hiểu những bức xúc của nhà đầu tư để cải thiện môi trường đầu tư, biến TP.HCM là điểm đến tin cậy của nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thu hút đầu tư FDI, trong thời gian tới, TP.HCM tiếp tục tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước. Đặc biệt quan trọng là cải tiến thái độ thực hành công vụ của cán bộ, công chức, nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian so với quy định. Không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, bình đẳng và minh bạch các quy định của chính sách pháp luật Việt Nam đối với tất cả các nhà đầu tư. Quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Nâng cao chất lượng xúc tiến đầu tư, tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe và giải quyết hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư.