Kinh tế châu Á có thể "bỏ xa"các nước phát triển tới 5% vào cuối năm Nga sắp đạt thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc với 6 nước châu Phi |
Nghèo đói, xung đột bủa vây các nước kém phát triển |
Đây là điều dễ hiểu vì các quốc gia có thu nhập thấp (LIC) không mấy quan trọng đối với số phận của thế giới trong tương lai.
Trên thực tế, tính đến cuối tháng 6/2023, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 28 quốc gia trong nhóm này đạt khoảng 500 tỷ USD, chiếm một phần rất nhỏ trong 100.000 tỷ USD của nền kinh tế toàn cầu. Các quốc gia nghèo nhất thế giới cũng không phải là thị trường xuất khẩu lý tưởng do thu nhập trung bình hàng năm chỉ gần 1.000 USD, trong khi xung đột và bất ổn là mẫu số chung của khoảng 50% số nước này. Hiện có tới 700 triệu người sống ở những quốc gia này và khoảng 50% trong số này sống trong tình trạng cực kỳ nghèo khổ. Những người rất nghèo từ lâu đã quen với việc bị bỏ mặc vì chính phủ thường có những ưu tiên khác, chi nhiều hơn cho chiến tranh và quốc phòng so với chăm sóc sức khỏe. Gần 50% ngân sách dành cho tiền lương trong khu vực công và trả lãi cho các khoản nợ, trong khi chỉ 3% tổng chi tiêu của chính phủ của các LIC để hỗ trợ những công dân dễ bị tổn thương nhất.
Chính do đó, không có gì ngạc nhiên khi các chỉ số chính về sự phát triển con người ở LIC ngày nay kém hơn nhiều so với LIC năm 2000, trước khi nhiều nước trong số này đạt được mức thu nhập trung bình. Ví dụ, tỷ lệ tử vong ở bà mẹ hiện cao hơn 25% và tỷ lệ dân số được sử dụng điện đã giảm từ 52% xuống chỉ còn 40% trong nhóm này. Tuổi thọ trung bình hiện nay chỉ là 62 tuổi và thuộc hàng thấp nhất thế giới. Trong khi đó, khả năng các quốc gia này nhận được sự giúp đỡ từ nước ngoài đã giảm xuống khi các quốc gia giàu có hơn đang chuyển hướng nhiều ngân sách viện trợ nước ngoài để đáp ứng làn sóng người tị nạn tiếp cận bờ biển của họ. Chính vì vậy, đến cuối năm 2024, thu nhập trung bình của người dân ở các nước nghèo nhất được dự báo vẫn thấp hơn gần 13% so với trước đại dịch.
Giới phân tích cho rằng các nước giàu hơn và tất cả tổ chức tài chính quốc tế nên hành động dứt khoát trên 3 mặt trận. Theo đó, cần tăng cường tài trợ ưu đãi cho các nước nghèo nhất thông qua viện trợ nhằm giải quyết những thách thức mới nổi như biến đổi khí hậu, sự mong manh về kinh tế và đại dịch. Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh việc tái cơ cấu nợ và tăng gấp đôi chương trình cải cách bằng cách đảm bảo rằng các sáng kiến toàn cầu nhằm hỗ trợ các nước nghèo nhất được bổ sung bằng các biện pháp trong nước đầy tham vọng. Các tổ chức tài chính quốc tế có thể tạo ra sự khác biệt bằng cách giúp các LIC huy động nguồn thu trong nước và cải thiện hiệu quả chi tiêu cũng như quản lý nợ. Có như vậy, triển vọng tăng trưởng dài hạn của LIC mới có thể sáng sủa hơn.