【câu lạc bộ bóng đá ngoại hạng anh】Nguy cơ khủng hoảng ngân hàng mới rình rập

时间:2025-01-25 19:20:59来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Một số ngân hàng Mỹ sụp đổ không tạo ra khủng hoảng tài chính
Hệ lụy từ sự sụp đổ của Silicon Valley Bank
Tăng cường giám sát khu vực tài chính tại Việt Nam sau vụ việc SVB sụp đổ
Ngân hàng truyền thống khẳng định vai trò trước khủng hoảng tiền điện tử
Cú sốc SVB và Credit Suisse liên tục làm chao đảo thị trường
Cú sốc SVB và Credit Suisse liên tục làm chao đảo thị trường

Giới chức tiền tệ khẳng định vụ ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) phá sản “đã thuộc về quá khứ”. Ngân hàng Thụy Sỹ Credit Suisse thoát nạn nhờ được UBS mua lại. Song hai tín hiệu khả quan đó chưa đủ để trấn an giới đầu tư.

Tại Thụy Sĩ, việc UBS thâu tóm Credit Suisse đặt ra nhiều vấn đề. Thứ nhất UBS đang rất thịnh vượng, lãi hơn 7 tỷ USD trong năm vừa qua, Credit Suisse sẽ là một “gánh nặng” cho UBS. Thứ hai là có hàng loạt câu hỏi chưa được giải đáp chẳng hạn như mua lại Credit Suisse ảnh hưởng như thế nào về nhân sự, về cơ cấu hoạt động của UBS. Điểm cuối cùng gây lo ngại là trọng lượng quá lớn của UBS và Credit Suisse sau này. 5.000 tỷ USD là một số tiền lớn gần gấp 6 lần so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thụy Sỹ.

Tại Mỹ, 10 ngày sau vụ ngân hàng SVB phá sản đã có thêm hai ngân hàng khác (Silvergate Bank và Signature Bank chuyên về tiền ảo) đã bị khai tử và một ngân hàng thứ ba là First Republic Bank đang “hấp hối” dù đã được nhiều đối tác hỗ trợ.

SVB là một ngân hàng chuyên tập trung vào các công ty khởi nghiệp tại bang California. Do chỉ giao dịch với giới trong ngành công nghệ, SVB dùng tiền ủy thác của khách hàng đầu tư mua trái phiếu của Chính phủ Mỹ. Khi FED tăng lãi suất chỉ đạo để kiềm chế lạm phá, những người ký gửi tiền vào SVB muốn rút lại vốn, đầu tư nơi khác, chóng kiếm lời hơn. SVB rơi vào hoàn cảnh thiếu hụt tiền mặt khi nhiều khách hàng cùng muốn rút tiền một lúc.

Tương tự như Credit Suisse, ngân hàng Mỹ SVB cũng đã bất lực khi cần huy động thêm vốn. Tuy nhiên có một khác biệt lớn: Credit Suisse là 1 trong số 30 ngân hàng lớn nhất thế giới, hiện diện trong nhiều lĩnh vực. Trái lại SVB đã "bỏ tất cả các trứng vào một giỏ" công nghệ. Nhờ đó “khủng hoảng” của SVB tương đối được giới hạn trong thế giới công nghệ cao và ở thung lũng Silicon, bang California.

Hai trường hợp của SVB và Credit Suisse không trực tiếp liên hệ với nhau nhưng cũng đủ để khuấy động các sàn chứng khoán trên thế giới, gây thêm khó khăn cho các ngân hàng trung ương trên thế giới khi đang cần tăng lãi suất chỉ đạo trong mục tiêu chống lạm phát. Sau vụ SVB phải đóng cửa, giới chức Mỹ đều ra sức trấn an công luận về mức độ an toàn của các ngân hàng nước này. Tác động khá thành công nhưng một cuộc khủng hoảng tiềm tàng khác dấy lên từ Credit Suisse ở Thụy Sỹ. Hai sự kiện này khiến công luận nghi ngờ về tính hiệu quả của các cơ chế giám sát, ngành tài chính ngân hàng của Mỹ, của châu Âu tránh để kịch bản Lehman Brothers tái diễn kéo theo nhiều ngân hàng khác vào vòng xoáy khủng hoảng.

Sẽ có thêm bao nhiêu trường hợp tương tự như SVB nữa trong bối cảnh lạm phát tiếp diễn và các ngân hàng trung ương sẽ còn tiếp tục nâng lãi suất chỉ đạo? Đó là yếu tố thứ hai khiến ngành ngân hàng trong thế bị động.

Lý do thứ ba là trong thời đại kỹ thuật số, thông tin được truyền tải nhanh chóng trên các mạng xã hội, SVB rơi vào tâm bão khi rộ lên trên các mạng xã hội những lời đồn đoán về mức độ an toàn của ngân hàng này. Lập tức các khách hàng vội vã rút tiền khỏi SVB và ngân hàng này rơi vào vòng luẩn quẩn không hồi kết.

Ba yếu tố nói trên cộng lại tạo nên một nỗi lo về mặt tâm lý mà tới nay các phân tích, thống kê dù là khả quan vẫn chưa đủ sức tái tạo niềm tin.

相关内容
推荐内容