【kết quả giải ấn độ】Cần làm rõ có hay không việc lộ đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học

  发布时间:2025-01-10 00:51:26   作者:玩站小弟   我要评论
Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022: Cần có quy chuẩn chungNội dung đề thi tốt nghiệp THPT gắn với kết quả giải ấn độ。
Tuyển sinh đại học,ầnlàmrõcóhaykhôngviệclộđềthitốtnghiệpTHPTmônSinhhọkết quả giải ấn độ cao đẳng năm 2022: Cần có quy chuẩn chung
Nội dung đề thi tốt nghiệp THPT gắn với điều kiện dạy và học trong dịch bệnh
Sẽ đăng ký thi tốt nghiệp THPT trên Cổng dịch vụ công quốc gia
Cần làm rõ có hay không việc lộ đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học
Sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, một số chuyên gia giáo dục đã phát hiện ra những bất thường trong đề thi môn Sinh học. Ảnh Thu Dịu

Sự việc đề ôn tập môn Sinh học của thầy Phan Khắc Nghệ (Phó Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Tĩnh) giống trên 90% đề thi chính thức năm 2021 và đề thô xuất từ máy tính của Ban ra đề thi tốt nghiệp THPT 2021, một lần nữa dấy lên sự lo ngại về tính minh bạch và công bằng của kỳ thi. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã phối hợp cùng cơ quan công an thành lập Tổ công tác liên ngành để xác minh, làm rõ từ tháng 8/2021. Đến nay cơ quan này vẫn chưa công bố kết quả kiểm tra và những sai phạm cụ thể, trong khi Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc năm 2022 đang đến gần.

Thực tế kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, trong tổng số 40 câu của từng mã đề thô được chọn có 39 câu trùng, chiếm tỷ lệ 97,5% với các câu trong nội dung ôn tập của thầy Nghệ. Đặc biệt, một số câu về diễn thể sinh thái có ở cả 4 mã đề môn Sinh học là câu hỏi ngoài chương trình sách giáo khoa với dạng đồ thị, như những câu hỏi này cũng xuất hiện trong video ôn tập cho học sinh của thầy Nghệ. Thậm chí, trong tổng số 40 câu hỏi của từng mã đề đã được Hội đồng đồng ra đề thi tốt nghiệp THPT duyệt thì có đến 37 câu trùng với các câu trong nội dung ôn tập của thầy Nghệ (chiếm tỷ lệ 92,5%).

Thầy Đinh Đức Hiền, giáo viên môn Sinh học tại Hà Nội cho rằng, nếu làm đúng quy trình, tỷ lệ trùng lặp cao, thậm chí trùng lặp ở những câu hỏi mới chưa từng xuất hiện trong sách giáo khoa hay bất cứ tài liệu nào là điều không thể xảy ra. Thầy Hiền phân tích: Ngân hàng câu hỏi chứa hàng nghìn câu hỏi, quá trình rút các câu hỏi đều được máy tính lấy ngẫu nhiên, sau đó làm thành đề thô, rút ngẫu nhiên các đề thô bằng máy tính, tinh chỉnh đề thô thành đề duyệt chốt. Do vậy trùng khớp đến 37/40 câu ở cả 4 mã đề duyệt chốt và 39/40 ở cả 4 mã đề thô là điều bất thường, phi thực tế.

Theo quy chế thi, Chủ tịch Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp THPT thường là Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, thư ký là chuyên viên các phòng của Cục này, Hội đồng ra đề từng môn là giáo viên và chuyên gia. Nếu rút đề một cách ngẫu nhiên thì không thể có sự trùng lặp lớn đến vậy. Thầy Đinh Đức Hiền đặt ra câu hỏi, liệu có có sự can thiệp nào ở khâu ra đề thi tốt nghiệp năm 2021 hay không? Vấn đề này, Bộ GD&ĐT cần trả lời, làm rõ sự vì nó ảnh hưởng đến tính minh bạch của kỳ thi, quyền lợi của các thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.

Năm 2018, ngành giáo dục đã để xảy ra sai phạm trong công tác tổ chức, chấm thi tại ở Kỳ thi THPT quốc gia. Vụ việc liên quan đến hàng loạt bài thi của thí sinh được nâng điểm ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Sự giống đến "kỳ lạ" của đề thi môn Sinh với nội dung ôn tập trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 một lần nữa lại lại dấy lên sự lo ngại về sự minh bạch trong khâu ra đề thi.

Tại cuộc họp báo về tình hình, kết quả công tác công an năm 2021 của Bộ Công an, đại diện Cục An ninh chính trị nội bộ thông tin, đã phát hiện một số tồn tại sơ hở trong ra đề và xây dựng ngân hàng đề thi THPT và đang điều tra, xác minh dấu hiệu lộ lọt đề thi.

Thực tế, đây không phải lần đầu ngành giáo dục để xảy ra những sai phạm trong việc tổ chức thi cử. Những năm qua, sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT, dư luận lại có những nghi ngại về khâu tổ chức thi như: Phổ điểm thi bất thường, điểm thi và kết quả học tập các năm có sự chênh lệch lớn, đề thi tham khảo tương đồng với đề thi chính thức…

TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục Đại học và nghề nghiệp, Viện Nghiên cứu giáo dục Việt Nam cho rằng: Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trong thi cử hoặc khi điểm thi của thí sinh ở một số môn có dấu hiệu bất thường, ngành giáo dục nên thẩm tra lại điểm thi để trả lại công bằng cho thí sinh.

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT, những sai phạm trong giáo dục cũng giống như dịch bệnh, nếu cố bao che, không tìm thuốc chữa thì sẽ càng lan rộng, hoặc cố tình giấu giếm, thuốc chữa không đủ liều, cũng thành nhờn thuốc.

Hiện tại tuy chưa có kết quả cụ thể trong công tác kiểm tra đề thi, song theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ thì Bộ đã ghi nhận yếu tố không bình thường liên quan đến việc luyện thi và đề thi môn Sinh học tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Bộ GD&ĐT đang xem xét trách nhiệm cá nhân, tổ chức có liên quan để xử lý theo quy định. Mặt khác, Bộ GD&ĐT đã và đang chỉ đạo triển khai ngay việc rà soát, điều chỉnh các khâu có liên quan tới kỳ thi, đặc biệt là khâu đề thi để bảo đảm việc tổ chức thi thời gian tới được chặt chẽ nhất.

Với kinh nghiệm nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cũng cho rằng, rất khó để có sự trùng khớp một cách ngẫu nhiên lên đến trên 90% ở một đề thi trắc nghiệm. Dù nguyên nhân do đề thi bị lộ, hay do thành viên nào đó trong ban ra đề đã cẩu thả dùng chính những đề có sẵn của giáo viên để đưa vào ngân hàng đề thi thì cũng cần làm rõ. TS Lê Viết Khuyến cho biết, nếu quy trình làm đề thi thực hiện đúng quy trình, nghiêm túc thì sẽ không xảy ra tình trạng này.

相关文章

最新评论