【bxh vdqg y】Tiếp tục hoàn thiện chính sách công nghiệp

时间:2025-01-26 23:39:49 来源:88Point

Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%

Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2030,ếptụchoànthiệnchínhsáchcôngnghiệbxh vdqg y tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30%, trong đó công nghệ chế tạo đạt trên 20%. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm...

Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, có thể kể đến: Chính sách phân bố không gian và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp; chính sách phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên; chính sách tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp; chính sách phát triển DN công nghiệp... Trong đó, về chính sách phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, Chính phủ giao Bộ Công Thương tập trung hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, nhằm phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên.

Theo đó, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các tỉnh, thành phố có tiềm năng, lợi thế về công nghiệp để ban hành định hướng phát triển và xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí các nguồn lực phát triển công nghiệp tại địa phương. Hỗ trợ phát triển các nhà cung ứng trong các ngành công nghiệp ưu tiên, coi đây là cốt lõi của chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT).

5704-anh-bai
Doanh nghiệp cần thực hiện đổi mới công nghệ và đầu tư thiết bị hiện đại

Quyết liệt hiện thực hóa mục tiêu

Với mục tiêu trên, Bộ Công Thương khẳng định, sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách công nghiệp, đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam; hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước, phát triển CNHT, tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) - gợi mở, cần thống nhất nguồn lực từ trung ương đến địa phương, đầu tư, phát triển các dự án công nghiệp, đặc biệt là CNHT và một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản quan trọng như: Thép cán nóng, sản xuất vải, dệt nhuộm hoàn tất vải, vật liệu mới... để khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện đầu vào nhập khẩu.

Nêu quan điểm về phát triển công nghiệp ưu tiên, đại diện Cục Công nghiệp cho rằng, trong bối cảnh hội nhập, cần tăng cường cơ chế phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng, giúp DN ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thực hiện đổi mới công nghệ đầu tư thiết bị hiện đại, nâng cao năng suất cho DN, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trong nước. Cụ thể, như ngành dệt may, da giày, cần làm rõ vai trò của địa phương trong việc phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện để DN đầu tư, phát triển dệt nhuộm… Điều này không chỉ nhằm tháo gỡ nút thắt của ngành dệt may, da giày trong nước về nguồn cung thiếu hụt, mà còn giúp Việt Nam tận dụng tối đa ưu đãi xuất xứ từ các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và EVFTA.

Giai đoạn từ nay đến năm 2030, Việt Nam tập trung ưu tiên phát triển công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử; công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh; công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
推荐内容