Theàngđổihàgiải bóng đá đức bundesligao TTV, bằng phương thức hàng đổi hàng, chương trình này sẽ góp phần tạo nếp giao thương trong cộng đồng; mở thêm kênh luân chuyển hàng hoá không dùng tiền mặt.
Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, chương trình “hàng đổi hàng” trên thế giới là một hoạt động phổ biến, tạo ra nếp giao lưu hàng hoá không dùng tiền mặt, doanh thu lên đến hàng tỷ USD. Chương trình triển khai tại Việt Nam vào thời điểm hội nhập mạnh; các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ hàng; từ đó nảy sinh nhu cầu trao đổi hàng hoá để giải quyết hàng tồn kho, đáp ứng nhu cầu quảng cáo và truyền thông của doanh nghiệp.
“Các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn tiêu thụ hàng, đổi hàng, hay dùng hàng hoá để đổi lấy các gói quảng cáo sản phẩm, truyền thông đều có thể thực hiện được thông qua chương trình TTV. Hiệp hội và ban tổ chức TTV sẽ là cầu nối hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp tham gia chương trình”, ông Nam chia sẻ.
Theo Ban tổ chức TTV, chương trình này đã được khởi động từ cuối năm 2014 và nhận được sự hưởng ứng của nhiều cơ quan thông tấn báo chí. Trong đó có những gói tài trợ lớn như Thiên Hy Long tài trợ 11 tỷ đồng đề làm truyền thông: tuyên truyền ở trên sân bay, các nhà cao tầng, trung tâm thương mại, hay sự bảo trợ thông tin từ Thông tấn xã Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, VTC, AVG và nhiều đơn vị thông tin... giới thiệu chương trình với cộng đồng.
Trong dịp tết Nguyên đán này, TTV cũng thực hiện chương trình Giỏ quà Tết, vận động sự tham gia của các doanh nghiệp bánh kẹo, cung ứng sản phẩm cho dịp Tết cho các khu công nghiệp, người lao động có thu nhập thấp với giá gốc. Đặc biệt là sự tham gia của nhóm các doanh nghiệp mạnh về hàng tiêu dùng.
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc TTV, ông Nguyễn Thái Hà cho hay, chương trình “hàng đổi hàng” là phương thức rất mới, không thông qua phương thức dùng tiền mặt, trong bối cảnh hàng hoá có phần ứ đọng, tiêu thụ chậm. Việc tiêu thụ hàng bằng hình thức này là một trong các yếu tố giúp ổn định sản xuất của doanh nghiệp, tiêu thụ và luân chuyển hàng hoá cho doanh nghiệp. Hiện một số hợp đồng cũng đang triển khai như TH True Milk đổi các sản phẩm về sữa lấy sản phẩm về truyền thông và tiêu dùng khác với gói 20 tỷ. Ngoài ra thì các doanh nghiệp khác cũng tham gia như Công ty Việt Hải, An Dương...
Tuy nhiên, qua tìm hiểu, hiện số lượng các doanh nghiệp tham gia TTV, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chưa nhiều. Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Công ty quốc tế Sơn Hà, đồng thời là Phó Chủ tịch hiệp hội doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng, một phần nguyên nhân do những thông tin nhận được về tính hiệu quả, cách thức tham gia chương trình chưa đầy đủ.
Cùng quan điểm trên, ông Tô Hoài Nam cho rằng, đây là phương thức quá mới khi triển khai, nên đòi hỏi có thời gian để doanh nghiệp hiểu rõ, cần tuyên truyền, xây dựng chiến lược hàng hoá; Ban dự án TTV cũng thiếu nguồn lực tài chính để tuyên truyền mạnh hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng băn khoăn việc sẽ đổi hàng như thế nào, liệu có phải đổi hàng kém chất lượng, hàng lỗi, hết date, hay hàng giá cao không... Về vấn đề này, hiệp hội đã có phương án vừa làm vừa phải có quy trình thuận lợi nhất để đảm bảo hàng hoá, từ giá đến chất lượng, hay người đổi hàng có bán phá giá sản phẩm hay không. Trong hợp đồng mua bán, trao đổi sẽ phải có ràng buộc, cam kết về giá và chất lượng. Do đó, thủ tục hàng – hàng nó không đơn giản như mua bán thông thường.
“Hiện chúng ta đã có trang web để thực hiên mua bán, trao đổi hàng, rồi các hoạt động giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên, để cộng đồng doanh nghiệp tham gia đông đảo hơn, hiệp hội sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động và hỗ trợ tối đa doanh nghiệp tham gia”, ông Nam nói.