【cá cược bóng đá anh】Đảm bảo quyền lợi của người bệnh bảo hiểm y tế khi mua thuốc trực tiếp
Người dân mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện.
Liên quan đến nội dung "thanh toán cho người bệnh tham gia bảo hiểm y tế mua thuốc trực tiếp" do Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề cập đến tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 7/11,Đảmbảoquyềnlợicủangườibệnhbảohiểmytếkhimuathuốctrựctiếcá cược bóng đá anh Bộ Y tế cho biết đã giao vụ chức năng xây dựng Thông tư và hiện nay nội dung này đang được đơn vị chuyên môn xây dựng.
Thạc sỹ Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế), cho biết: "Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, chúng tôi đang nỗ lực hoàn thiện dự thảo Thông tư để lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan và nhân dân nhằm sớm ban hành, giải quyết một trong những tình huống thực tiễn của công tác khám chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tham gia bảo hiểm y tế."
Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế thông tin việc đảm bảo đủ thuốc cho người bệnh là một trong những trách nhiệm của cơ sở y tế, được quy định trong Luật Bảo hiểm Y tế và Luật Khám bệnh, Chữa bệnh cũng như nhiều văn bản khác về khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan liên quan đến việc thiếu thuốc tại một số cơ sở khám chữa bệnh trong thời gian qua như đứt gãy chuỗi cung ứng từ nước ngoài, các nguồn nguyên liệu từ các quốc gia thiếu hụt, giá thành cao; các quy định về luật đấu thầu thời gian qua còn một số bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn của việc mua sắm thuốc.
Bên cạnh đó, trải qua đại dịch và những vấn đề hậu COVID-19 cũng dẫn đến tâm lý e ngại trong mua sắm trong khi nhiều cơ chế, chính sách pháp luật vẫn đang vướng.
Bộ Y tế đã có rất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn trong mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế như tham mưu, xây dựng, sửa đổi trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản liên quan đến mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư tiêu hao.
Đồng thời, Bộ cũng có các giải pháp bảo đảm tăng cường cung ứng thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh, đôn đốc, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế và rất nhiều giải pháp khác. Tuy nhiên, trong một số điều kiện, hoàn cảnh nhất định vẫn có tình trạng thiếu thuốc.
Về nguyên tắc, cơ sở khám chữa bệnh phải đảm bảo cung ứng thuốc và kê đơn cho người bệnh bởi việc sử dụng thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh là để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, chất lượng của thuốc và an toàn của người bệnh.
Cũng là để xử lý kịp thời các vấn đề tai biến liên quan và trách nhiệm của cơ sở y tế. Do đó, cần cố gắng tối đa để thực hiện các quy định để người bệnh không phải thiếu thuốc.
Tuy nhiên vẫn có những khó khăn, nhất là trong thời điểm hiện nay, thậm chí là trong tương lai khi xảy ra những đại dịch khác, hoặc biến cố về thảm họa hoặc điều kiện nào đó mà cung ứng thuốc bị đứt gãy thì vẫn sẽ xảy ra tình trạng thiếu thuốc, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế chia sẻ.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm Y tế tại khoản 2 điều 31, có 3 trường hợp người bệnh được thanh toán chi phí trực tiếp với cơ quan Bảo hiểm Xã hội. Đó là trường hợp người bệnh phải khám tại cơ sở y tế chưa ký hợp đồng bảo hiểm.
Ví dụ trong trường hợp cấp cứu, nhà người bệnh ở ngay cạnh một bệnh viện nhưng bệnh viện chưa ký hợp đồng bảo hiểm y tế, bệnh nhân vẫn được quyền vào đó và cơ quan Bảo hiểm Xã hội phải thanh toán.
Bên cạnh đó là trong một số trường hợp nhất định khi người bệnh đi thanh toán mà có thiếu sót về mặt trình tự thủ tục thì vẫn được thanh toán lại với cơ quan Bảo hiểm Xã hội, tuy nhiên trường hợp này mức thanh toán vẫn rất thấp.
Vì vậy, cần xem xét có nên nâng mức thanh toán cho người bệnh hay không trong dự thảo Thông tư đang được chúng tôi xây dựng, Thạc sỹ Trần Thị Trang đề xuất.
Ngoài ra còn có những trường hợp đặc biệt khác.
Theo Thạc sỹ Trần Thị Trang, nếu có thể áp dụng điều 31 Luật Bảo hiểm Y tế thì vẫn cần phải khu trú những trường hợp thực sự đặc biệt thì mới cho phép kê đơn và vẫn cần tăng cường các biện pháp để đảm bảo đủ thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Ngoài ra, nếu cho phép các trường hợp đặc biệt được thanh toán trực tiếp thì phải tính đến mức giá thế nào, cơ chế, trình tự, thủ tục thanh toán ra sao để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh, đồng thời thuận tiện cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, cần xác định rõ trách nhiệm, quyền của cơ sở y tế để bảo đảm họ vẫn cần tăng cường việc mua sắm, chỉ nên chỉ định cho bệnh nhân mua thuốc ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết, khách quan.
Trong dự thảo Thông tư đang xây dựng, ban soạn thảo tập trung quy định các trường hợp được thanh toán trực tiếp là trong điều kiện cơ sở y tế không cung ứng được thuốc vì lý do khách quan, bất khả kháng như: Trong thời gian chờ kết quả đấu thầu mà thuốc hết, hoặc đấu thầu tập trung quốc gia, đấu thấu tập trung địa phương hết, hoặc thuốc hiếm không sẵn có do có nhiều loại không thể mua, không thể dự trù...
Khi đáp ứng đủ điều kiện trên, cơ sở mới được để cho người bệnh mua thuốc ở bên ngoài, còn về nguyên tắc thì cơ sở vẫn phải đảm bảo cung ứng thuốc. Ngoài ra, dự thảo cần quy định rất cụ thể về giá, hình thức thanh toán, quy trình thủ tục.
Theo Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, việc xây dựng, ban hành Thông tư nhằm khắc phục những điều kiện bất khả kháng, khách quan và cần phòng ngừa lạm dụng các quy định này.
Do đó, không khuyến khích, mà chỉ nên áp dụng trong trường hợp bất khả kháng.
Và vẫn cần có các biện pháp lâu dài, căn cơ về mặt tổ chức thực hiện mua sắm, bảo đảm cung ứng theo đúng quy định của pháp luật, nâng cao trách nhiệm của cơ sở y tế để có thuốc cho bệnh nhân mà không phải sử dụng quy định này.../.
Theo TTXVN
下一篇:Syngenta Việt Nam tặng 2 điểm trường và 4 mái ấm trị giá hơn 1 tỷ đồng
相关文章:
- SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
- Samsung Galaxy S25 Ultra sẽ mỏng gọn chưa từng thấy
- Garmin ra mắt fēnix 8 Series, giá từ 26,9 triệu đồng
- MobiFone hỗ trợ người dân chuyển đổi điện thoại 2G lên 4G
- Nhận định, soi kèo Fortis Limited vs Abahani Limited Dhaka, 15h45 ngày 3/1: 3 điểm xa nhà
- iPhone 16 series: Trang bị chip tiên tiến nhất, bản Max Pro giá 30 triệu đồng
- Có nên nghe lời khuyên sức khỏe từ những người thọ nhất thế giới?
- MobiFone đồng hành cùng khách hàng duy trì kết nối liên lạc sau bão Yagi
- Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- Có thể 'cứu' điện thoại ướt chỉ bằng một video YouTube?
相关推荐:
- Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- Trên tay iPhone 16 Pro Max
- iPhone 16 series đến tay khách hàng Việt từ ngày 27/9
- Hơn 6.200 vị trí mất liên lạc di động do bão Yagi
- Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
- iPhone 16 series: Trang bị chip tiên tiến nhất, bản Max Pro giá 30 triệu đồng
- Hoạt động tội phạm mạng tăng 53% trên Telegram
- Linh kiện quang học của Mitsubishi Electric 'cháy hàng' nhờ AI
- Đấu giá biển ô tô 30K
- Chicilon Media hợp tác khám phá tương lai của kênh truyền thông thang máy
- Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
- Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- Cụ bà suýt mất 900 triệu đồng khi nhận ‘lệnh bắt giam’ qua Zalo
- Đoàn tàu metro Bến Thành
- Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android