Ít ai ngờ rằng từ các mô hình bỏ tiền lẻ nuôi heo đất,ềntỉtừKếhoạchnhỏbxh liga 1 indonesia gom giấy vụn, ly nhựa... lại có thể thu được tiền tỉ để xây nhà, hỗ trợ quà tặng, học bổng cho các em học sinh khó khăn. Đây là điểm nhấn của phong trào Kế hoạch nhỏ do các em học sinh chủ công. Từ phong trào Kế hoạch nhỏ, các trường học đã triển khai thực hiện nhiều mô hình thiết thực, nhiều đóng góp nhỏ thu lại kết quả lớn. Nhiều mô hình thiết thực ra đời Mỗi lớp nuôi một con heo đất có ghi tên, được đặt nơi thuận tiện ngay trong lớp, phân công học sinh quản lý chặt chẽ, trong tiết sinh hoạt lớp hoặc vào đầu giờ học mỗi ngày, sẽ vận động học sinh tham gia bỏ tiền tiết kiệm vào heo đất tùy theo khả năng… Đây là cách làm của mô hình “Nuôi heo đất” của Liên đội Trường Tiểu học Long Phú 2, thị xã Long Mỹ. Thầy Đỗ Thanh Tú, giáo viên Tổng phụ trách đội của trường, chia sẻ: “Hàng năm, mạnh thường quân có giúp đỡ, nhưng số lượng không được nhiều. Từ đó, tôi đã tham mưu Ban Giám hiệu thực hiện mô hình “Nuôi heo đất” để có thêm một phần kinh phí tặng cho học sinh mỗi dịp tết đến xuân về. Mô hình không chỉ có học sinh các lớp tham gia, nhiều phụ huynh thấy được ý nghĩa cũng đã đóng góp”. Gắn với phong trào Kế hoạch nhỏ, năm 2007 Liên đội Trường Tiểu học Long Phú 2 phát động mô hình “Nuôi heo đất”. Hoạt động này được nhà trường phát động từ đầu năm học đến gần Tết Nguyên đán. Từ nguồn đóng góp của học sinh và phụ huynh, trung bình mỗi năm mô hình thu được khoảng 12 triệu đồng. “Thường khoảng 25 tết (âm lịch), nhà trường sẽ làm lễ “mổ heo”. Số tiền thu được từ mô hình, phần nhỏ sẽ tổ chức khen thưởng cho các lớp đóng góp nhiều, còn lại đều hỗ trợ học sinh nghèo, cận nghèo, học sinh hoàn cảnh khó khăn, tặng mỗi em 200.000 đồng tiền mặt, để các em và gia đình có thêm điều kiện vui xuân, đón tết. Vài năm nay, trường còn thành lập đoàn cùng xuống tận nhà các bạn khó khăn trong trường tặng quà”, thầy Tú chia sẻ thêm. Nhằm giúp học sinh ý thức trong bảo vệ môi trường, tạo kinh phí gây quỹ giúp học sinh nghèo, từ năm học 2022-2023, Liên đội Trường THCS Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, đã cho ra mắt mô hình “Rác đi yêu thương về”. Cô Nguyễn Thị Điều, giáo viên Tổng phụ trách đội của trường, thông tin: “Mô hình được triển khai với hình thức cho học sinh thu gom giấy vụn, ly nhựa… gom xong các em để phía sau lớp, giáo viên liên hệ để bán giúp. Số tiền bán được, các lớp sẽ đóng góp vào quỹ kế hoạch nhỏ. Mỗi năm, từng lớp trích 2kg giấy/học sinh, đóng góp vào quỹ xây dựng Ngôi nhà khăn quàng đỏ cấp huyện. Từ nguồn quỹ thu được, chúng tôi mua đồ dùng học tập, tập, sách… hỗ trợ học sinh nghèo, khó khăn”. Mỗi năm có khoảng 5 học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường THCS Hiệp Hưng được hỗ trợ tập, dụng cụ học tập… “Nuôi heo đất” hay mô hình “Rác đi yêu thương về” đã góp phần lan tỏa yêu thương trong cuộc sống, đề cao ý thức bảo vệ môi trường. Nhờ phong trào Kế hoạch nhỏ, nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ tiếp bước đến trường, không bỏ học giữa chừng. Kết quả lớn từ “Kế hoạch nhỏ” Anh Bùi Hữu Lộc, Bí thư Tỉnh đoàn, chia sẻ: “Cùng với thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Hậu Giang đã tích cực hưởng ứng, triển khai sâu rộng và có hiệu quả phong trào Kế hoạch nhỏ giai đoạn 2018-2023, với nhiều mô hình, hoạt động: Hũ gạo mang tên khăn quàng đỏ, nhà khăn quàng đỏ, nhà tình bạn, ngôi nhà kế hoạch nhỏ, nuôi heo đất giúp bạn, bạn giúp bạn, đổi rác thải nhựa lấy quà, công trình măng non điểm sinh hoạt…”. Kết quả, đã xây dựng được 39 căn nhà cho đội viên, nhà cho thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn,133 điểm sinh hoạt, vui chơi cho thiếu nhi, trao hơn 21.380 suất học bổng... với tổng trị giá hơn 25,2 tỉ đồng”. Sự lan tỏa và nhân rộng của phong trào Kế hoạch nhỏ đã và đang mang lại nhiều ý nghĩa lớn, thiết thực, kết nối tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau, tạo cho các em thói quen tiết kiệm từ những vật dụng tưởng chừng không còn giá trị. Tiếp tục phát huy giá trị cao đẹp và ý nghĩa sâu sắc của phong trào Kế hoạch nhỏ, anh Bùi Hữu Lộc lưu ý: “Các trường,các liên, chi đội cần tiếp tục phát huy hiệu quả phong trào Kế hoạch nhỏ, để không chỉ giúp nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục việc học, mà còn giáo dục được tinh thần, ý thức trách nhiệm cộng đồng, xã hội cho các em học sinh từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường”.
Bài, ảnh: MỸ XUYÊN |