TheìnhĐịnhTìmgiảiphápgỡkhóchokhuyếncôkết quả bống đá hôm nayo số liệu từ Sở Công Thương tỉnh Bình Định, năm 2016 khuyến công Bình Định được phê duyệt hỗ trợ 2,925 tỷ đồng, thực hiện 20 đề án. Hiện một số đề án đã được hoàn thành, đạt kết quả tốt. Cụ thể, Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bình Định (trung tâm) đã phối hợp với Hợp tác xã Sản xuất đá xây dựng Bình Đê (xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn) tổ chức nghiệm thu, bàn giao đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất sản phẩm ngói màu không nung - xi măng cốt liệu”. Theo kết quả nghiệm thu, công nghệ sản xuất ngói màu không nung xi măng cốt liệu có nhiều ưu điểm vượt trội cần ít diện tích mặt bằng, viên ngói có độ chính xác cao, cách nhiệt tốt. Sản phẩm sau khi đưa ra thị trường đã được người tiêu dùng chấp nhận. Trung tâm cũng đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức bình chọn và công nhận 51 sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp tỉnh. Các sản phẩm này ngoài việc được hỗ trợ quảng bá trên phương tiện truyền thông, còn được hỗ trợ cho phát triển sản xuất, mở rộng thị trường… Mặc dù được đánh giá là địa phương thực hiện tốt chương trình khuyến công nhưng thực tế Bình Định đã và đang gặp không ít trở ngại trong quá trình triển khai. Theo quy định, kinh phí khuyến công hỗ trợ phải được giải ngân trong năm do vậy việc lựa chọn đề án phần lớn phụ thuộc vào dự án doanh nghiệp đã và đang đầu tư. Không ít trường hợp cơ sở thụ hưởng không bố trí đủ nguồn vốn đối ứng, ảnh hướng tới tiến độ triển khai. Mức hỗ trợ đã thấp so với tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp, tuy nhiên, khi phê duyệt lại thường không đạt mức tối đa. Thời gian phê duyệt đề án quá dài, thủ tục hồ sơ xin kinh phí hỗ trợ, thủ tục thanh quyết toán phức tạp dẫn tới tâm lý “ngại ngần” của doanh nghiệp. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ theo dõi công tác khuyến công tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh chủ yếu kiêm nhiệm và thường xuyên biến động đã ảnh hưởng tới khả năng bám sát thực tế, phối hợp xây dựng, triển khai đề án. Trước thực trạng trên, Sở Công Thương Bình Định đã xây dựng nhiều giải pháp nhằm giảm bớt khó khăn cho hoạt động khuyến công. Theo đó, trung tâm sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, nghiên cứu các mô hình… qua đó tư vấn cho cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư theo nhu cầu thị trường. Tổ chức tập huấn phương thức tiếp cận thông tin giúp cơ sở nắm bắt nhanh sự thay đổi của thị trường, có hướng sản xuất phù hợp. Tập huấn nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ khuyến công, tạo cầu nối giữa các cơ sở với đơn vị chuyên môn phụ trách triển khai hoạt động. Tuy nhiên tại Hội nghị Khuyến công khu vực miền Trung - Tây Nguyên mới đây, đại diện Sở Công Thương Bình Định cũng cho rằng: Để những giải pháp nâng cao chất lượng khuyến công của tỉnh đi vào thực tiễn, Bình Định cần sự hỗ trợ hơn nữa từ cơ quan Trung ương. Cụ thể, với các đề án có khả thi, thuộc diện ưu tiên khi xem xét, phê duyệt đúng với mức đề xuất của địa phương. Cục Công nghiệp địa phương sớm rà soát hồ sơ, nhanh chóng thông báo điểm cần sửa đổi để đẩy nhanh tiến độ ký hợp đồng, thêm thời gian triển khai đề án. Cục cũng xây dựng các chương trình nội dung đào tạo thống nhất trong cả nước phục vụ cho đào tạo cán bộ khuyến công. Mở thêm các lớp chương trình tập huấn nâng cao năng lực cán bộ các cấp.
|