发布时间:2025-01-24 23:36:38 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Chú trọng công tác dân tộc
Ông Nguyễn Thanh Phương,ng dko nha cai Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Những năm qua, huyện đã tập trung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc đến toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân trong huyện biết và thực hiện. Hằng năm, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch về công tác dân tộc. Từ đó, huy động mọi nguồn lực từ Trung ương đến địa phương, vận động nhà hảo tâm, mạnh thường quân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS.
Huyện Đồng Phú có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10%/năm. Đến nay, 100% xã, thị trấn có đường ôtô đến trung tâm, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 98,7%; 95,79% số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... |
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” là nội dung quan trọng. Huyện đã đầu tư xây dựng nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng, các thiết chế văn hóa của đồng bào DTTS. Đến nay, 11/11 xã, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao; 73/73 khu phố, ấp có nhà văn hóa. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, các loại hình văn nghệ dân gian, thể thao truyền thống và những nghi thức cổ truyền đang được khôi phục, gắn kết với hoạt động giao lưu, biểu diễn thông qua các kỳ liên hoan, hội thi, hội diễn và nhiều loại hình văn hóa khác.
Tiết mục múa sạp tại Ngày hội văn hóa - thể thao các DTTS huyện Đồng Phú năm 2023
Chị Bế Thị Lan (dân tộc Tày), ngụ ấp Suối Đôi, xã Đồng Tiến với cương vị là Trưởng ban Công tác mặt trận ấp, chị luôn động viên con cháu và người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực phát triển kinh tế, giữ gìn hạnh phúc gia đình và bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Với nếp sống tích cực, gương mẫu, hộ chị đạt danh hiệu gia đình văn hóa nhiều năm liền, 3 năm gần đây đạt gia đình văn hóa tiêu biểu. “Để xây dựng gia đình văn hóa thì bản thân tôi và gia đình chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Gia đình và con cháu tích cực lao động, sản xuất phát triển kinh tế và gương mẫu tham gia các phong trào, cuộc vận động tại địa phương” - chị Lan chia sẻ.
Công tác giáo dục - đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là trong vùng đồng bào DTTS được chú trọng. Đến nay, toàn huyện có 29 trường học, 100% xã, thị trấn có trường mẫu giáo, tiểu học và THCS. Trong đó có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú THCS. 11/11 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia xóa mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; 3 xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học mức độ 2; 8 xã đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 1.
Giảm nghèo bền vững
Những năm qua, Đồng Phú đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động thiết thực giúp người dân giảm nghèo bền vững. Từ năm 2019-2024, toàn huyện giảm được 544 hộ nghèo, trong đó có 221 hộ nghèo DTTS. Thực hiện Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS, huyện đã xây mới 61 nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, sửa chữa 32 căn, hỗ trợ đất ở 20 hộ... Đến nay, huyện Đồng Phú chỉ còn 27 hộ nghèo, chiếm 0,1%, trong đó có 9 hộ nghèo DTTS.
Tiết mục đàn tính, hát then tại lễ hội Lồng tồng dân tộc Tày, Nùng huyện Đồng Phú năm 2023
Gia đình chị Hoàng Thị Thêm (dân tộc Tày), trú ấp Phước Tâm, xã Tân Phước trước đây thuộc hộ nghèo. Chồng bị bệnh, một mình chị đi làm thuê nuôi 2 con ăn học và chăm chồng. Thời gian qua, gia đình chị được hỗ trợ 1 con bò, được vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo để đầu tư chăm sóc 1 ha điều. Đến nay, gia đình chị đã thoát nghèo. “Được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ, gia đình tôi đã vươn lên thoát nghèo. Thời gian tới, tôi tích cực lao động, phát triển kinh tế gia đình để có điều kiện chăm lo cho các con học tập” - chị Thêm bày tỏ.
Từ Chương trình 135, huyện Đồng Phú đã phân bổ 2.660 triệu đồng đầu tư xây dựng 8 công trình; trong đó có 5 công trình mới và duy tu, sửa chữa 3 công trình. Từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện đã phân bổ 8.506 triệu đồng cho 7 xã vùng DTTS. Qua đó đã thực hiện 1 công trình đường giao thông dài 2,7km; phục dựng 1 lễ hội văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng; mở 12 lớp tập huấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, chống suy dinh dưỡng trẻ em; 10 hội nghị tập huấn pháp luật, 6 buổi tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp cho lao động DTTS…
Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chú trọng. Huyện Đồng Phú hiện có 10/10 xã đạt nông thôn mới, trong đó 3 xã đạt nông thôn mới nâng cao; thị trấn Tân Phú đạt đô thị văn minh. Toàn huyện có 24 ấp đạt khu dân cư kiểu mẫu. Tổng vốn huy động thực hiện chương trình giai đoạn 2021-2023 hơn 90 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 2,880 tỷ đồng, ngân sách địa phương 78,029 tỷ đồng, người dân đóng góp 8,591 tỷ đồng và huy động từ nguồn khác 640 triệu đồng.
Thời gian tới, huyện đề ra các giải pháp như: Tăng cường và nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác dân tộc. Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để đồng bào DTTS hiểu và đồng thuận. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp chính quyền trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục. Ông NGUYỄN THANH PHƯƠNG, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Phú |
Thực tế cho thấy, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với vùng đồng bào DTTS, không chỉ tác động sâu rộng đến các xã, ấp vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS mà còn góp phần quan trọng ổn định kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc trên địa bàn.
相关文章
随便看看