【tỷ số as monaco】Nhật đào tạo 800 tiến sỹ giúp Việt Nam cải cách hành chính

  发布时间:2025-01-25 20:39:56   作者:玩站小弟   我要评论
- Đại sứ quán Nhật Bản cho biết, trong 5 năm tới, Nhật sẽ hỗ trợ đào tạo cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ c tỷ số as monaco。

 - Đại sứ quán Nhật Bản cho biết,ậtđàotạotiếnsỹgiúpViệtNamcảicáchhànhchítỷ số as monaco trong 5 năm tới, Nhật sẽ hỗ trợ đào tạo cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ cho hơn 800 cán bộ hành chính của Việt Nam để phục vụ cải cách hành chính.

Thông tin này được ông Katsuro NAGAI, Tham tán công sứ, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết tại hội thảo quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hành chính địa phương Việt Nam – Nhật Bản 2017 hôm nay.

Ông Katsuro Nagai cho biết, tháng 11 năm ngoái Trưởng ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính là Chủ tịch liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật – Việt sang thăm Nhật Bản đã có lời đề nghị chính thức với mong muốn Nhật hỗ trợ Việt Nam đào tạo cán bộ nguồn cho chính quyền TƯ và địa phương, đồng thời hỗ trợ Việt Nam trong cải cách hành chính”, Đại sứ Nhật Bản kể.

{ keywords}

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn

Ông cho biết, trên cơ sở đó, Nhật Bản tiến hành xem xét quyết định hỗ trợ VN. Kết quả tháng 6 năm nay, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Nhật Bản, tại cuộc hội đàm cấp cao giữa hai 2 nước, Thủ tướng Nhật Bản đã bày tỏ quan điểm phía Nhật Bản sẽ phái cử chuyên gia cũng như mở rộng đối tượng tập huấn cho cán bộ Việt Nam.

Cụ thể, Nhật Bản sẽ tạo cơ hội đào tạo trên 800 cán bộ hành chính của Việt Nam trong 5 năm, thông qua các khóa học để cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ cũng như thực hiện các khóa đào tạo ngắn và trung hạn khác.

Ngoài ra, Nhật phái cử các chuyên gia có nhiều kiến thức về chính quyền địa phương, hành chính, cổ phần hóa DNNN sang hỗ trợ Việt Nam.

“Ông Phạm Minh Chính có nhấn mạnh đến cải cách nền hành chính đang là mối quan tâm của Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này”, ông Katsuro Nagai nói và cho rằng, Bộ Nội vụ sẽ đóng vai trò trung tâm trong quá trình cải cách hành chính của nước nhà.

Làm sao giảm tải gánh nặng ngân sách nuôi bộ máy

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về tổ chức, hoạt động của nền hành chính địa phương, tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho chính quyền địa phương trong từng giai đoạn phát triển.

Gần đây nhất là luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng bảo đảm cho hệ thống hành chính địa phương hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; bộ máy hành chính nhà nước thông suốt từ TƯ đến cơ sở. Qua đó phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc tham gia xây dựng và giám sát hoạt động của chính quyền địa phương.

Theo Thứ trưởng Nội vụ, thời gian qua, cải cách hành chính ở Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó Việt Nam đang gặp vướng mắc trong quá trình triển khai, đẩy mạnh phân cấp giữa TƯ và địa phương nhằm phát huy tính sáng tạo của chính quyền địa phương mà vẫn đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của TƯ.

Hệ thống hành chính địa phương ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế vướng mắc như mô hình tổ chức chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn theo quy định của luật chưa thực sự có tính đột phá.

Vì vậy, Việt Nam đang nghiên cứu làm sao chuẩn hóa được chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, hải đảo. Đồng thời làm rõ vị trí vai trò của tổ chức thôn, bản, làng, tổ dân phố với tư cách như là các tổ chức cộng đồng dân cư cũng là vấn đề đặt ra để làm sao giảm tải gánh nặng ngân sách chi trả cho đội ngũ hoạt động không chuyên trách trách ở đây.

Nhưng cũng làm sao gắn kết giữa hoạt động quản lý của chính quyền cấp xã với hoạt động theo tính chất cộng đồng của thôn, tổ dân phố…

3 lần sáp nhập lớn của Nhật 

Theo Thứ trưởng thường trực, Chánh Văn phòng Bộ trưởng, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản Takeshi Miyaji cho biết, tháng 7/1871, Nhật Bản có 305 tỉnh, thành phố nhưng đến năm 1888, con số này chỉ còn 47 và cơ cấu này được giữ nguyên từ đó đến nay.

“Từ chỗ có hơn 7 vạn quận, huyện, thị xã vào năm 1888, qua 3 lần sáp nhập lớn vào các đời vua Minh Trị, Chiêu Hòa, Bình Thành, đến nay Nhật Bản còn 1.718 quận, huyện, thị xã”, ông cho hay.

Thứ trưởng thường trực Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản nêu thực tế, việc sáp nhập quận, huyện, thị xã đã tạo ra hai luồng ý kiến khác nhau.

Một luồng ý kiến cho rằng chính quyền địa phương tăng về quy mô nên cơ chế điều hành dịch vụ hiệu quả hơn, ứng phó được với tình hình dân số già, xây dựng thành phố trên diện rộng và tăng cường hiệu quả hành chính, tài chính của các cơ quan công quyền và bố trí nhân sự.

Song, cũng có luồng ý kiến cho rằng việc sáp nhập này đã đánh mất sức sống của các quận, huyện, thị xã cũ, không phải khu vực trung tâm. Tiếng nói của người dân khó được phản ánh đến cơ quan hành chính dẫn đến dịch vụ cho người dân giảm sút. Cũng có ý kiến cho rằng việc làm này đã đánh mất truyền thống văn hóa, các địa danh lịch sử trước đây, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân.

“Như vậy, việc mở rộng quy mô các đơn vị hành chính không hoàn toàn mang lại kết quả tốt, người dân thấy hoạt động hành chính trở nên xa lạ với mình hơn”, ông Takeshi Miyaji nói.

Thu Hằng

相关文章

最新评论