【keo nha kai 5】Khi mô hình còn nằm trên giấy
Đảng bộ và chính quyền xã Tân Lộc, huyện Thới Bình luôn quan tâm chỉ đạo công tác bình đẳng giới, xây dựng gia đình văn hoá, đảm bảo an ninh trật tự địa phương. Tuy nhiên, tâm lý trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong tư tưởng của một số người dân. Nhiều vụ bạo lực gia đình về tinh thần, thể xác, kinh tế vẫn còn xảy ra ở một số ấp trên địa bàn.
Đảng bộ và chính quyền xã Tân Lộc, huyện Thới Bình luôn quan tâm chỉ đạo công tác bình đẳng giới, xây dựng gia đình văn hoá, đảm bảo an ninh trật tự địa phương. Tuy nhiên, tâm lý trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong tư tưởng của một số người dân. Nhiều vụ bạo lực gia đình về tinh thần, thể xác, kinh tế vẫn còn xảy ra ở một số ấp trên địa bàn.
Từ thực tế đó, Sở LÐ-TB&XH chọn xã Tân Lộc làm điểm chỉ đạo triển khai thực hiện mô hình “Ngăn ngừa giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới” (BLTCSG). Thế nhưng, hơn 3 năm qua, việc triển khai thực hiện các hoạt động của mô hình này còn gặp khó do xã Tân Lộc vẫn chưa tiếp cận được nguồn kinh phí phân bổ cũng như tài liệu để các câu lạc bộ (CLB) nắm bắt, tuyên truyền đến người dân.
Theo Chủ tịch UBND xã Tân Lộc Nguyễn Văn Toàn: “Dù triển khai từ năm 2012 nhưng đến nay xã vẫn chưa tiếp cận được nguồn kinh phí phân bổ nên địa phương phải tạm ứng ngân sách hỗ trợ công tác tập huấn, tuyên truyền. Bên cạnh đó, địa phương gặp rất nhiều khó khăn do thiếu tài liệu phục vụ hoạt động cho các CLB. Ngoài ra, khi xảy ra tình trạng nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới ít có sự phối hợp với các CLB, các tổ nên địa phương không nắm được vụ việc để xử lý”.
“Sau cuộc toạ đàm do sở, ngành có liên quan tổ chức thì đến nay hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về mô hình “ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của BLTCSG” vẫn chưa được cấp trên triển khai cụ thể. Trong khi đó, địa phương rất cần những buổi truyền thông, những tờ bướm, tờ rơi liên quan đến mô hình để có thể dễ dàng tuyên truyền cho người dân nắm bắt, dễ dàng thực hiện, góp phần ngăn ngừa tình trạng BLTCSG”, Trưởng ấp 7, xã Tân Lộc Hữu Hoàng Ðoan bức xúc.
Theo Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp 7, xã Tân Lộc Ngô Thị Phướng, từ đầu năm đến nay, trong ấp có 6 vụ mâu thuẫn liên quan đến hôn nhân gia đình, trong đó có 5 vụ hoà giải thành tại địa phương. Riêng vụ bạo hành của gia đình chị Nguyễn Tuyết T, sau nhiều lần hoà giải không thành, địa phương đã chuyển đơn yêu cầu ra toà án. Cũng theo bà Phướng, “mặc dù thành lập được CLB gia đình hạnh phúc nhưng chúng tôi chỉ có thể tuyên truyền những kiến thức liên quan đến Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới, tình làng nghĩa xóm… và chỉ có phụ nữ tham gia. Ý thức của một bộ phận nam giới về bình đẳng giới vẫn còn rất hạn chế. Do đó, khi xảy ra mâu thuẫn gia đình hay BLTCSG, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền vận động, nhất là đối với đối tượng nam giới. Bên cạnh đó, kinh phí hỗ trợ còn hạn chế nên việc tuyên truyền rộng rãi khó thực hiện".
Mô hình “ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của BLTCSG” tại xã Tân Lộc mặc dù được chọn là điểm chỉ đạo, thế nhưng, từ năm 2012 đến nay các hoạt động liên quan đến mô hình này xã vẫn chỉ là trên giấy. Bởi thực tế địa phương vẫn chưa nhận được kinh phí hỗ trợ, cũng như tài liệu tập huấn để triển khai xuống tận người dân.
Việc thực hiện mô hình “ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của BLTCSG”, góp phần giúp người dân tại khu vực thực hiện dự án nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đặc biệt là BLTCSG, nguyên nhân và tác hại của BLTCSG và được tiếp cận ít nhất 1 hoạt động can thiệp nhằm giảm thiểu tác hại của BLTCSG tại cộng đồng. Cũng thông qua việc thực hiện mô hình để xây dựng, hình thành và duy trì đội ngũ cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới tại cơ sở. Tuy nhiên, mục đích này sẽ khó thực hiện và khó nhân rộng nếu địa phương không nhận được sự hỗ trợ tích cực từ ngành có liên quan./.
Thanh Phương
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/767c798793.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。