Hỗ trợ thuế,ínhsáchtàikhóatiếpsứcdoanhnghiệpphụchồikinhtếkết qua bong đa phí lên tới 233 nghìn tỷ đồng
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân nhanh chóng tiếp cận với chính sách hỗ trợ cũng như sớm triển khai các giải pháp này vào thực tế, ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15, Bộ Tài chính đã khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ về thuế, như: giảm 2% thuế giá trị gia tăng để thúc đẩy cả sản xuất và tiêu dùng, góp phần kiểm soát lạm phát với số tiền hỗ trợ khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng; gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất quy mô 135 nghìn tỷ đồng.
Bộ Tài chính cũng đã hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giảm tiền thuê đất phải nộp của năm 2022 với giá trị hỗ trợ dự kiến khoảng 3.500 tỷ đồng.
Ngoài các chính sách ưu đãi thuế, tài khóa thuộc chương trình này, Bộ Tài chính đã trình các cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền nhiều chính sách, như giảm lệ phí trước bạ; giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với nhiều nhóm mặt hàng để thúc đẩy hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí…
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. |
Đặc biệt, trong bối cảnh giá xăng, dầu diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh và đời sống người dân, Bộ Tài chính 2 lần trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn; đề xuất giảm mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu… Các chính sách này đã có tác dụng tích cực kiềm chế lạm phát của Việt Nam ở dưới mức 4%, trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới đang đối mặt với lạm phát cao.
Dự kiến thực hiện các giải pháp nêu trên trong năm 2022 sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân với giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí là khoảng 233 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả số giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn). Cụ thể: Số tiền được gia hạn khoảng 135 nghìn tỷ đồng; số tiền được miễn, giảm khoảng 98 nghìn tỷ đồng.
Thực tế thực hiện tính đến cuối tháng 11/2022, theo báo cáo của Bộ Tài chính, số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã được gia hạn, miễn, giảm khoảng 180 nghìn tỷ đồng. Trong đó, số gia hạn khoảng 106 nghìn tỷ đồng; số miễn, giảm khoảng 74 nghìn tỷ đồng.
Kịp thời tiếp sức cho doanh nghiệp
Có thể nói, nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) chịu nhiều tác động kém thuận lợi bởi dịch Covid-19 những năm vừa qua, khi vừa chịu sức ép từ suy giảm trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa giảm thu do thực hiện các giải pháp hỗ trợ. Trong khi đó, vẫn phải đảm bảo nhu cầu chi NSNN cho các hoạt động thường xuyên, đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển và đặc biệt là việc tăng nhu cầu chi về an sinh xã hội, chi cho công tác phòng chống dịch bệnh..., đã tạo ra thách thức lớn với cân đối NSNN.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn luôn xác định đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp, người dân thông qua các giải pháp hỗ trợ để cộng đồng doanh nghiệp an tâm vượt qua khó khăn, sớm khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó sẽ đóng góp trở lại cho nền kinh tế, cho NSNN và cũng là thực hiện nuôi dưỡng nguồn thu ổn định, lâu dài.
Thực tế, các chính sách trên được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Trả lời phỏng vấn của TBTCVN, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam Đặng Văn Sơn cho biết, việc giảm thuế giá trị gia tăng giúp doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, kích cầu tiêu dùng. Còn gia hạn các loại thuế và tiền thuê đất đã hỗ trợ các doanh nghiệp có nguồn vốn để tái sản xuất.
“Hiệu quả kép” từ các chính sách hỗ trợ về thuế, phí Chia sẻ tại Diễn đàn Thuế - Hải quan năm 2022, GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, các chính sách hỗ trợ về thuế phí đã có “tác dụng kép”, vừa kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, vừa giúp giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội trong điều kiện sức ép lạm phát, chi phí tăng cao. Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ ra đời kịp thời, được cộng đồng doanh nghiệp, người dân hưởng ứng, đánh giá cao, qua đó góp phần vào những kết quả tích cực trong phục hồi và phát triển của doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế trong thời gian qua. |
Bên cạnh đó, chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu đã giữ giá mặt hàng này ổn định, góp phần giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, ổn định các mặt hàng tiêu dùng trong nước. “Các chính sách tài khóa thể hiện rõ quan điểm và mục tiêu hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp phục hồi và tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng” – ông Đặng Văn Sơn nhấn mạnh.
Còn theo ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chính sách tài chính được đánh giá là nhanh, kịp thời, đóng góp rất quan trọng cho sự phục hồi của nền kinh tế. Dù mức độ thực hiện có khác nhau, song doanh nghiệp tiếp cận về thuế, phí là nhanh nhất và trên diện rộng nhất.
Cùng quan điểm này, PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi - Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhấn mạnh, chính sách tài khóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn gây ra bởi đại dịch Covid-19, góp phần quan trọng trong thúc đẩy nền kinh tế hồi phục và phát triển.
Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp cho năm 2023 Năm 2023, bên cạnh những yếu tố tích cực, thuận lợi, dự báo sẽ vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức từ những tác động bất lợi chung của kinh tế thế giới. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập sâu rộng, những biến động kinh tế thế giới chắc chắn sẽ có tác động lớn tới sự phục hồi của nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp, người dân... Trong thời gian tới, cùng với việc triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ đã được ban hành, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp áp dụng cho năm 2023, như: Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất; giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm hàng hóa là nguyên liệu, vật tư đầu vào cho sản xuất; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn; giảm tiền thuê đất... Về lâu dài, quán triệt các chủ trương, định hướng đã được đề ra tại các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu với các cấp có thẩm quyền nhằm hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh, điều tiết thu nhập hợp lý, phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển bền vững của nền kinh tế. Bộ Tài chính cũng sẽ tiếp tục cải cách trên mọi mặt công tác, như hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, cải cách thủ tục hành chính theo hướng toàn diện và hiệu quả hơn. Tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hoá các lĩnh vực của ngành Tài chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, vốn được xem là các lĩnh vực có liên quan nhiều và trực tiếp tới doanh nghiệp, người dân nhằm tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp để cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. |