【koln vs bayern】Đảm bảo chi ngân sách cho Chương trình phục hồi kinh tế
作者:Cúp C1 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:20:48 评论数:
Rốt ráo triển khai nhiều gói tài khóa hỗ trợ,ĐảmbảochingânsáchchoChươngtrìnhphụchồikinhtếkoln vs bayern phục hồi và phát triển kinh tế Miễn, giảm thuế chương trình phục hồi kinh tế đạt gần 75% dự kiến |
Bổ sung hơn 6.800 tỷ đồng cho Chương trình
Ngay từ cuối năm 2021, Bộ Tài chính đã giao dự toán chi ngân sách kịp thời, ban hành văn bản hướng dẫn, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tổ chức triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022. Trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đảm bảo chủ động, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung ưu tiên nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Đảm bảo chi ngân sách cho Chương trình phục hồi kinh tế- xã hội. Ảnh: TL. |
Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, Bộ Tài chính đã chủ trì hoặc phối hợp với các bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều quy định.
Cụ thể, như: hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội; hỗ trợ lãi suất từ NSNN đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến; chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động...
Để đảm bảo nguồn lực thực hiện Chương trình phục hồi, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ sung 6.840 tỷ đồng thực hiện Chương trình phục hồi từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021.
Cắt giảm chi tiêu ngay từ khâu dự toán
Trong điều hành chi ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính luôn kiên quyết yêu cầu các bộ, ngành địa phương phải triệt để tiết kiệm chi thường xuyên. Các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; kiên quyết cắt giảm những khoản chi ngân sách trung ương đã được giao trong dự toán đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2022 chưa phân bổ để bổ sung nguồn lực thực hiện Chương trình. Tổng hợp số cắt giảm của các bộ, cơ quan trung ương được khoảng 533 tỷ đồng.
Tiết kiệm những khoản chi không cần thiết để dành nguồn cho Chương trình. Ảnh: TL |
Bộ Tài chính cho biết, nhờ chủ động trong điều hành, các nhiệm vụ chi NSNN năm 2022 đã cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra, một số nhiệm vụ chi được tiếp tục thanh toán đến hết ngày 31/1/2023 (thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách năm 2022) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Cắt giảm khoảng 533 tỷ đồng chi thường xuyên Các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; kiên quyết cắt giảm những khoản chi ngân sách trung ương đã được giao trong dự toán đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2022 chưa phân bổ để bổ sung nguồn lực thực hiện Chương trình. Tổng hợp số cắt giảm của các bộ, cơ quan trung ương được khoảng 533 tỷ đồng. |
Tổng số chi NSNN đến ngày 15/12/2022 ước đạt xấp xỉ 1.450 nghìn tỷ đồng, bằng 81,2% dự toán; trong đó chi đầu tư đạt 72,4% dự toán, chi thường xuyên đạt 88,1% dự toán; đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi phát sinh theo tiến độ thực hiện của đơn vị sử dụng ngân sách; khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn.
Ngân sách trung ương đã chi từ dự phòng (bao gồm dự phòng năm 2021 chuyển sang) gần 5,2 nghìn tỷ đồng, trong đó chủ yếu là bổ sung kinh phí phòng, chống dịch Covid-19 cho Bộ Quốc phòng (729,8 tỷ đồng) và hỗ trợ cho các địa phương (3.697 tỷ đồng) kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Ngoài ra, đã thực hiện tạm cấp bổ sung gần 4,3 nghìn tỷ đồng cho 30 địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Riêng tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển chậm, đến hết tháng 11 đạt 58,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 63,86%).
Tiết kiệm chi tiêu công, “liệu cơm gắp mắm” và tiết kiệm ngay từ khâu dự toán đã được Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện từ nhiều năm nay. Trong bối cảnh thu ngân sách còn nhiều khó khăn, phải dành nguồn để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp thì việc triệt để tiết kiệm chi tiêu là hết sức cần thiết.
Thực tế đã chứng minh những yêu cầu này của Bộ Tài chính là có cơ sở và đã đi đúng hướng khi hàng năm tiết kiệm kinh phí ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng. Minh chứng là tổng số tiết kiệm kinh phí ngân sách, vốn nhà nước giai đoạn 2016 - 2021 lên tới 350,54 nghìn tỷ đồng.
Từ năm 2019, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, thu gọn đầu mối, đã thực hiện cắt giảm chi quản lý hành chính ngay từ khâu dự toán đối với các khoản chi lương, phụ cấp, các khoản chi thường xuyên theo số biên chế phải cắt giảm để đảm bảo đạt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương, Kết luận số 17-KL/TW của Bộ Chính trị.
Chỉ tính riêng trong mấy năm gần đây, việc tiếp tục yêu cầu cắt giảm ngay từ khâu dự toán 10% chi thường xuyên đã tiết kiệm cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng. Thống kê cho thấy, năm 2021, 2022 giảm khoảng 180 tỷ đồng/năm và năm 2023 tiếp tục cắt giảm khoảng 90 tỷ đồng so với năm 2022./.
Tiết kiệm hơn 300 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2016-2021 Thực tế đã chứng minh những yêu cầu này của Bộ Tài chính là có cơ sở và đã đi đúng hướng khi hàng năm tiết kiệm kinh phí ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng. Minh chứng là tổng số tiết kiệm kinh phí ngân sách, vốn nhà nước giai đoạn 2016 - 2021 lên tới 350,54 nghìn tỷ đồng. |