【cá cược cúp c1】Thêm công cụ để quản lý nợ công an toàn, bền vững
Bước tiến trong kiểm soát nợ công
Theo đại diện Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (QLN&TCĐN) Bộ Tài chính, đến nay Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các công cụ quản lý nợ nhằm kiểm soát bền vững nợ công như chiến lược nợ dài hạn, chương trình quản lý nợ trung hạn; hàng năm báo cáo Chính phủ, Quốc hội về tình hình cũng như những vấn đề đặt ra đối với nợ công.
Bộ Tài chính đã công khai khung điều kiện vay của nhóm 6 nhà tài trợ lớn (chiếm đến trên 80% vốn ODA, vay ưu đãi của Việt Nam). Đây có thể coi là bước tiến lớn trong việc công khai, minh bạch về nợ công, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương có cơ sở tham chiếu, nghiên cứu các ưu thế nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi trước khi đề xuất huy động vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đối với nguồn vốn ODA...
Trước sự cấp thiết về yêu cầu đổi mới cơ chế chính sách, hoàn thiện thể chế trong việc quản lý nợ công, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Quản lý nợ công năm 2017 theo hướng tăng cường quản lý chặt chẽ nợ công từ khâu huy động đến quản lý, sử dụng và thanh toán nợ. “Trong Luật Quản lý nợ công đã quy định Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì, tham mưu cho Chính phủ thống nhất quản lý nợ công, đàm phán, ký kết các hiệp định vay ODA và ưu đãi nước ngoài, khắc phục tình trạng phân tán như trước đây. Đây là một trong những cải cách hết sức quan trọng”, đại diện Cục QLN&TCĐN nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, với việc phối hợp giữa Bộ Tài chính với các bộ, ngành, địa phương đã giúp quản lý nợ công chặt chẽ hơn, chỉ số về an toàn nợ công đã giảm đáng kể so với năm 2016, góp phần tái cơ cấu ngân sách và an toàn hệ thống tài chính quốc gia. Nếu như năm 2016 nợ công là 63,8% GDP thì năm 2017 đã giảm xuống chỉ còn 61,4% GDP; nợ chính phủ từ mức 52,8% GDP năm 2016 xuống còn 51,8% GDP năm 2017. Do đó, về cơ bản, các chỉ tiêu nợ công vẫn nằm trong ngưỡng an toàn được Quốc hội cho phép.
Ngoài ra, Bộ Tài chính đã chủ động triển khai các giải pháp tái cơ cấu nợ, trong đó tập trung vào tái cơ cấu nợ chính phủ trong nước. Theo đó, tính đến năm 2017 tỷ lệ nợ trong nước tăng lên 60%, nợ nước ngoài chiếm 40% tổng số nợ (năm 2010 - 2011 tỷ lệ là ngược lại). Chính phủ phát hành trái phiếu dài hạn với kì hạn bình quân là 12,74 năm (trong khi đó năm 2016 là 8,77 năm); lãi suất phát hành với tỷ lệ bình quân là 5,98%, giảm so với 2016 (6,71%). Các giải pháp trên đã góp phần ổn định nợ công, tiết kiệm chi phí huy động vốn. Đồng thời, Bộ Tài chính đã thực hiện thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo uy tín của Chính phủ Việt Nam, phối hợp với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá mức độ tín dụng của Việt Nam.
Cẩn trọng trong vay, trả nợ công
Đại diện Cục QLN&TCĐN nhận định, mặc dù tỷ lệ nợ công/GDP dự kiến năm 2017 đã có cải thiện (thấp hơn so với năm 2016), tuy nhiên nhìn cả giai đoạn vẫn còn một số tồn tại hạn chế như nợ công tăng nhanh (trung bình tăng khoảng 18,4%/năm trong giai đoạn 2011 – 2016), áp lực trả nợ lớn, việc quản lý và sử dụng vốn vay còn bất cập...
Bên cạnh đó, kế hoạch vay trả nợ công, kế hoạch đầu tư công và tài chính ngân sách trung hạn 5 năm chưa ăn khớp với nhau. Tổng số 300 nghìn tỷ đồng vay nước ngoài cân đối ngân sách nhà nước trong đầu tư công trung hạn có thể bị phá vỡ, do nhu cầu đầu tư phát triển và giải ngân các hiệp định đã ký kết trước năm 2016 và những hiệp định đã ký từ 2016 đến nay. Điều này sẽ tạo ra áp lực về nợ công và làm cho chỉ số nợ/GDP tăng lên. Nếu tính đầy đủ vốn giải ngân thì nợ công năm 2020 có thể lên đến 63,3% GDP.
Thực tế cho thấy, việc giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài còn chậm do công tác phân bổ vốn của các bộ, ngành, địa phương chậm. Vẫn còn tình trạng dự án này thì thiếu, dự án kia thì thừa; bộ, ngành địa phương này thiếu, bộ, ngành địa phương khác lại thừa.
Ngoài ra, việc phân bổ, cấp phát thanh toán vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư từ nguồn vốn vay nói riêng cần phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đất đai... Các quy định trong pháp luật nói trên còn có sự bất cập, chồng chéo nhau, đặc biệt là các thủ tục hành chính trong đầu tư và xây dựng. Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức hội nghị để rà soát những bất cập trong các quy định pháp luật nói trên. Tuy nhiên, việc khắc phục còn chậm do một số quy định vướng trong luật cần phải báo cáo Quốc hội quyết định.
Hệ số thanh toán trả nợ hiện nay vẫn nằm trong phạm vi giới hạn được Quốc hội phê duyệt (thanh toán nợ/tổng thu ngân sách trung ương dưới 25%) nhưng tỷ lệ này còn khá cao (khoảng 19,47% năm 2017). Điều này cho thấy cần tiếp tục tái cơ cấu các khoản nợ ngắn hạn đã phát hành trước đây; mặt khác phải tăng thu NSNN đặc biệt là thu ngân sách trung ương để cải thiện hệ số này, đảm bảo an toàn tài chính. |
Đức Minh
相关文章
Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Hatayspor, 23h00 ngày 5/1: Chênh lệch dẳng cấp
Nhận định bóng đá Fenerbahce vs Hatayspor hôm nayHLV Jose Mourinho đang in những2025-01-26'Phủ xanh' sàn thương mại điện tử
(VTC News) - Đi kèm với những lợi ích không thể phủ nhận của nền kinh tế số là việc phát sinh lượng2025-01-26Điện hóa giao thông: Cần làm ngay, hướng tới ‘Net Zero’ năm 2050
(VTC News) - Chuyên gia cho rằng điện hóa giao thông là một trong những vấn đề cần tập trung làm nga2025-01-26Acecook hành động thiết thực lan tỏa sản xuất xanh, giảm thiểu rác thải nhựa
(VTC News) - Ông Shimada Shigeru, Chánh Văn phòng Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã2025-01-26Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
Tiền bạc chỉ đến với những người biết cách biến suy nghĩ của họ thành kế hoạch hành động. Khi tin và2025-01-268 mẫu ô tô điện phân khúc dưới 1 tỷ đồng ở Việt Nam, VinFast áp đảo
(VTC News) - Trong số các mẫu ô tô điện giá dưới 1 tỷ đồng đang bán tại thị trường Việt Nam, đa phần2025-01-26
最新评论