当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【mannhan.tv trực tiếp bóng đá hôm nay】Luật Đặc khu phải đảm bảo tính vượt trội, cạnh tranh

luat dac khu phai dam bao tinh vuot troi canh tranh

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Việt Nam mạnh dạn xây dựng một sân chơi mới, với những thể chế chính sách vượt trội, cạnh tranh để thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

Cần chủ động tạo sân chơi mới

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, mô hình đặc khu kinh tế (ĐKKT) đã có quá trình phát triển lâu dài trên thế giới, từ cuối những năm 1960 đến nay.

Các mô hình ĐKKT có sự phát triển đa dạng với các tên gọi khác nhau tại nhiều quốc gia khác trên thế giới cho thấy các quốc gia đều ra sức tạo ra các sân chơi với nhiều mô hình và thể chế khác nhau, tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong việc thu hút đầu tư FDI góp phần phát triển đất nước mình.

Số lượng các ĐKKT tăng nhanh qua từng thời kỳ. Từ 9 khu vào những năm 1960, cho đến nay đã có khoảng 4.500 khu tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Việt Nam đã nghiên cứu và xây dựng mô hình đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu) tại 3 địa điểm là Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Bắc Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa và Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

“Việc phát triển 3 đặc khu thể hiện sự nhất quán và quan tâm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đối với việc mạnh dạn xây dựng một sân chơi mới, luật chơi mới với những thể chế chính sách vượt trội, cạnh tranh để thu hút đầu tư trong nước và quốc tế ngay tại lãnh thổ Việt Nam”, Bộ trưởng Dũng nói.

Ba đặc khu này được định hướng phát triển với hai mục tiêu chính. Một là, hình thành 3 khu vực tăng trưởng kinh tế cao có tác động lan tỏa tới khu vực và toàn bộ nền kinh tế, thu hút công nghệ cao với những ngành nghề, lĩnh vực cạnh tranh phù hợp xu thế phát triển của thế giới; nơi đáng sống và làm việc, nơi thịnh vượng về kinh tế song song với phát triển bền vững về môi trường, đảm bảo công bằng xã hội và nâng cao đời sống của người dân.

Hai là, chủ động tạo ra một "sân chơi mới" với các thể chế, chính sách đặc biệt thuận lợi, vượt trội, cạnh tranh quốc tế cho phát triển khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển (R&D); các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ mới 4.0; giáo dục, y tế chất lượng cao; dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, công nghiệp văn hóa; phát triển dịch vụ hậu cần cảng biển và sân bay; thương mại và tài chính quốc tế gắn với cảng biển.

Không nên quá cầu toàn

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, để xây dựng và thu hút đầu tư vào các đặc khu, việc xây dựng hành lang pháp lý đóng vai trò hết sức quan trọng.

“Dự án Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc khu) được xây dựng trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc: không trái với Hiến pháp, không ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia, môi trường, sức khỏe của người dân, đảm bảo gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Luật quy định quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm gắn với những chính sách vượt trội, cạnh tranh, không phải chỉ là những ưu đãi về thuế và đất đai, mà chủ yếu là tổ chức chính quyền, thẩm quyền người đứng đầu, cam kết của Chính phủ giữ ổn định và lâu dài về chính sách; kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tế với môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương.

“Dự kiến khi được thông qua, Luật Đặc khu với các cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức chính quyền địa phương và các cơ quan tư pháp, sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để phát triển ba đặc khu, tạo sự tác động lan tỏa, tích cực tới phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và thử nghiệm các thể chế, chính sách mới tại Việt Nam”, Bộ trưởng Dũng phát biểu.

Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chia sẻ, xây dựng dự án Luật Đặc khu là vấn đề mới, vấn đề khó, chưa có tiền lệ tại Việt Nam. Vì thế, nên xây dựng một bộ luật phải thận trọng, phải cập nhật với thông lệ quốc tế, nhưng cũng không nên quá cầu toàn.

“Trong quá trình thực tế, nếu cần bổ sung hoàn thiện, thì sẽ bổ sung hoàn thiện”, Bộ trưởng Dũng khẳng định.

Dự án Luật Đặc khu sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua vào Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV tới đây. Theo Bộ trưởng Dũng, sau khi luật này được ban hành thì phía trước vẫn còn nhiều việc phải làm để luật có thể thành công, có thể đi vào cuộc sống.

分享到: