发布时间:2025-01-25 10:13:04 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Để đáp ứng yêu cầu cải cách toàn diện về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK,ànthiệnvănbảnphápluậtvềkiểmtrachuyênngànhNợđọnglờihứbd ltd anha một trong những nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành là xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm tra chuyên ngành; loại bỏ những bất cập, những quy định chưa phù hợp theo các mục tiêu, quan điểm của Quyết định 2026/QĐ-TTg. Danh mục 87 văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành cần sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi quản lý của 13 Bộ đã được liệt kê ban hành kèm theo Quyết định 2016/QĐ-TTg. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thời hạn các bộ, ngành phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung trong quý IV-2015 và quý I-2016. Cho đến nay đã bước sang quý II-2016 nhưng số lượng văn bản quy phạm pháp luật được các bộ, ngành ban hành sửa đổi còn ít.
Ngành nông nghiệp quên lời hứa?
Trong số danh mục văn bản pháp luật về kiểm tra chuyên ngành cần sửa đổi, bổ sung, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiếm tỉ lệ nhiều nhất, gồm 49 văn bản. Trong đó, nhiều văn bản cần phải sửa đổi, đổi sung theo hướng giảm thủ tục hành chính, tăng cường áp dụng quản lý rủi ro và ban hành đầy đủ danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành có đầy đủ mã số HS. Tuy nhiên, cho đến nay số lượng văn bản được bộ này ban hành sửa đổi, bổ sung còn ít. Chẳng hạn như, với Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn về quản lý phân bón, yêu cầu đặt ra là sửa đổi quy định chứng nhận hợp quy đối với phân bón NK trước khi đưa ra lưu thông, để giảm thủ tục và thời gian thông quan hàng hóa. Trường hợp cần quản lý chất lượng khi NK thì ban hành văn bản hướng dẫn theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đồng thời áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, tăng cường miễn, giảm kiểm tra, thừa nhận chứng nhận chất lượng của nước XK. Thời hạn phải ban hành văn bản sửa đổi là quý IV-2015, nhưng đến nay vẫn… y nguyên. Hay Thông tư số 06/2010/TT–BNNPTNT quy định về trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản. Yêu cầu đặt ra là ban hành văn bản hướng dẫn mới theo hướng giảm thủ tục, giấy tờ phải nộp, quy định rõ tổng thời gian kiểm dịch cho một lô hàng theo từng loại hình XNK, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện… Bên cạnh đó, có rất nhiều văn bản quy định về kiểm tra chuyên ngành nhưng lại thiếu mã số HS như: Thông tư số 39/2013/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục bổ sung, sửa đổi thức ăn thủy sản; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam; Thông tư số 26/2012/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam; Quyết định số 69/2004/QĐ-BNNPTNT ban hành Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm XK…
Theo rà soát sơ bộ của cơ quan Hải quan, hiện tại mới chỉ có một số văn bản đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành sửa đổi, bổ sung như: Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ban hành Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch đã được thay thế bằng Quyết định số 4758/QĐ-BNN-TY ban hành Bảng mã số HS của Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch; hay Quyết định số 4069/QĐ-BNN-QLCL công bố Danh mục hàng hóa NK phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (còn 2 Bộ là Y tế và Công Thương chưa ban hành danh mục hàng hóa NK phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của 2 Bộ này).
Còn nhớ, trong buổi làm việc giữa Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Thanh Nam, tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 8-10-2015, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nam đã có lời hứa về việc ban hành những văn bản liên quan đến quản lý chuyển ngành thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ.
Tại cuộc họp này, Tổng cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cho hoạt động kiểm tra chuyên ngành thuộc Bộ phụ trách; ban hành Danh mục hàng hóa phải kiểm tra trước thông quan kèm theo mã số HS. Việc thay đổi quản lý chuyên ngành theo phương thức quản lý rủi ro, phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ giúp cho hàng hóa kiểm tra tại cửa khẩu giảm trên 50%, nhờ đó giảm chi phí và thời gian thông quan cho DN. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Thanh Nam khẳng định, đến tháng 12-2015, Bộ sẽ hoàn tất việc ban hành những văn bản liên quan đến quản lý chuyển ngành thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ. “Cái gì đã hứa là phải làm, cố gắng tập trung không để chậm trễ”- Thứ trưởng Nam đã nói. Tuy nhiên, cho đến nay, những kết quả mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm có vẻ còn cách khá xa so với lời hứa.
Trách nhiệm không của riêng ai
Nhìn vào danh mục văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành cần phải sửa đổi, bổ sung sẽ thấy trách nhiệm này không phải chỉ ở riêng một vài Bộ. Trong số 13 bộ, ngành có văn bản chuyên ngành cần sửa đổi, bổ sung thì Bộ Công Thương, Bộ Y tế cũng chiếm khá nhiều. Bộ Công Thương với danh sách 10 văn bản pháp luật cần sửa đổi, Bộ Y tế có 9 văn bản. Số văn bản đã được các Bộ sửa đổi cũng chưa nhiều, hoặc đã sửa đổi, bổ sung nhưng chỉ thực hiện một phần kiến nghị. Đơn cử như trong Thông tư số 48/2011/TT-BCT ban hành Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương, Bộ này mới thực hiện một phần kiến nghị bằng việc ban hành Thông tư số 41/2015/TT-BCT. Với những kiến nghị như phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ khảo sát, đánh giá việc xã hội hóa hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hóa, báo cáo Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Điều 45 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp; đơn giản hóa thủ tục miễn, giảm kiểm tra để tăng cường áp dụng rộng rãi trên thực tế, tăng chế độ miễn giảm kiểm tra tự động, hạn chế xác nhận miễn giảm kiểm tra cho từng lô hàng, từng DN, phân cấp trong xác nhận miễn giảm kiểm tra lại chưa được thực hiện. Hay Thông tư số 32/2009/TT-BCT ban hành quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng formaldehyt, các amin thơm trên sản phẩm dệt may đã được thay thế bằng Thông tư số 37/2015/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may. Tuy nhiên, rất nhiều kiến nghị chưa được đưa vào Thông tư 37/2015/TT-BTC, dẫn đến khi thực hiện đã phát sinh nhiều vướng mắc, như việc chưa quy định rõ tổng thời gian kiểm tra chất lượng hàng hóa cho một lô hàng XNK…
Rõ ràng, với việc chậm chuyển biến theo yêu cầu đặt ra, các bộ, ngành chưa thực hiện đủ trách nhiệm trong việc cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho DN trong việc thông quan hàng hóa. Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2015 của Chính phủ và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 2016/QĐ-TTg chưa được các bộ, ngành nghiêm túc thực hiện… thậm chí lời hứa của chính các bộ ngành cũng đang bị lãng quên (?!)
相关文章
随便看看