发布时间:2025-01-12 02:45:26 来源:88Point 作者:La liga
EU đề xuất thay đổi mức dư lượng tối đa trong nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam Là "điểm sáng" của kinh tế,ắmbắtcơhộiđểquotchenchânquotthaythếnhàcungcấphànghoác2 lịch thi đấu nhưng xuất khẩu vẫn nguy cơ khó đoán định Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG |
Doanh nghiệp cần tìm cơ hội để giao thương, kết nối với các đối tác quốc tế. Ảnh minh họa: H.D |
Trong bản kiến nghị chính sách quý 3/2024 gửi các bộ, ngành của Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) mới đây, các chuyên gia của NEU đã khẳng định, chiến lược ngoại giao “cây tre” Việt Nam đã làm khá tốt việc cân bằng vị thế, lợi ích… trong bối cảnh nhiều quốc gia bị “chia rẽ” vì xung đột tại chiến sự giữa Nga và Ukraine.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2024, xuất khẩu sang EU (27 nước) đạt 38,02 tỷ USD, tăng 17%, tương ứng tăng 5,51 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. EU chỉ xếp sau Hoa Kỳ và Trung Quốc về giá trị xuất khẩu, nhưng xếp thứ 2 sau Hoa Kỳ về mức độ tăng trưởng xuất khẩu. |
Tuy nhiên, cuộc xung đột này vẫn tạo những khó khăn nhất định liên quan đến thương mại, xuất nhập khẩu, nên cần nhận diện rõ các vấn đề.
Cụ thể, các chuyên gia của NEU cho rằng, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) là hai thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, trong khi Nga lại là đối tác đầu tư khai thác dầu lớn của Việt Nam.
Nhưng trên thực tiễn, những thay đổi mạnh mẽ do cuộc chiến lại là cơ hội cho các nước khác thâm nhập và cung cấp hàng hóa thiếu hụt cho EU. Dấu hiệu EU tăng nhập than củi, dầu mỏ, hàng thiết yếu…. cho thấy rõ nhu cầu đó.
Nhưng các chuyên gia của NEU đánh giá, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm bắt được cơ hội này, để "chen chân" vào thay thế nhà cung cấp hàng hoá EU.
Trong khi nếu EU ổn định trở lại và có đủ nhà cung cấp thì việc cạnh tranh và giành thị trường càng thêm khó khăn.
Nên để tận dụng cơ hội này, báo cáo của NEU khuyến nghị, Việt Nam cần gia tăng các đoàn công tác, tham gia mạnh mẽ các diễn đàn về xuất hàng hóa, nhanh chóng nắm bắt cơ hội bán hàng hóa tại châu Âu, không vì lo sợ chiến tranh mà né tránh giao thương với châu Âu.
Bên cạnh đó cần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, chú trọng cải cách điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính, nhằm đón luồng vốn dịch chuyển FDI từ Hoa Kỳ, EU, thậm chí từ Trung Quốc nhằm gia tăng nhanh năng lực cung cấp hàng hóa được sản xuất từ Việt Nam xuất sang các nước, đặc biệt là xuất sang Mỹ và châu Âu.
Báo cáo cũng đề nghị tái cơ cấu ngành điện, năng lượng để chuẩn bị tốt nhất cho công cuộc phát triển kinh tế nói chung và hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI an tâm đầu tư vào Việt Nam.
Đồng thời tiếp tục thực hiện chương trình tiếp nhận công nghệ qua FDI, học hỏi và cải tiến công nghệ nhằm lan tỏa cho các doanh nghiệp Việt Nam hơn, minh bạch hơn mới thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Tuy nhiên, trên thực tế, dù còn nhiều khó khăn nhưng hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu với thị trường EU vẫn tăng trưởng.
Các chuyên gia nhận định, nhu cầu tiêu thụ cuối năm tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ và EU sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, hàng tiêu dùng và dệt may.
Tuy vậy, thị trường vẫn còn nhiều rủi ro khó đoán định, khi quan tâm nhiều hơn đến vấn đề phát triển bền vững, quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, giá cước vận tải biển chưa có xu hướng hạ nhiệt…
相关文章
随便看看