88Point88Point

【soi kèo bóng đá tv】Có hay không việc lạm thu từ dịch vụ công ở bệnh viện?

trang 12

Vẫn còn diễn ra tình trạng lạm thu,óhaykhôngviệclạmthutừdịchvụcôngởbệnhviệsoi kèo bóng đá tv lạm dụng xét nghiệm tại các cơ sở y tế.

Còn bệnh viện thì cho rằng, khi tự chủ, họ phải bỏ ra số kinh phí lớn để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, nên nhiều bệnh viện rơi vào tình trạng nợ nần.

Có hiện tượng lạm dụng trong khám chữa bệnh

Thực tế, nhiều cơ sở y tế, hiện tượng lạm dụng chụp chiếu, xét nghiệm y học diễn ra khá phổ biến. Người dân khi khám bệnh một phần vì lo lắng cho sức khỏe, một phần không nắm được các kỹ thuật trong chữa trị bệnh nên chỉ biết thực hiện theo tư vấn của bác sĩ. Ví dụ khi trẻ đi khám sổ mũi bình thường, không sưng họng, không sốt vẫn được bác sĩ chỉ định đi chụp X-quang cho… yên tâm.

Trước đó, theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội cho biết đã phát hiện một bệnh viện tại Quảng Ninh có chi phí thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh lên đến 30 - 40%, gấp đôi tỷ lệ bình quân cả nước (khoảng 20%), gây ra hiện tượng bội chi bảo hiểm y tế cao.

TS Trần Tuấn, chuyên gia phản biện chính sách y tế từng nhận xét, từ rất lâu, ngành Y tế đã có chủ trương cho các bệnh viện tự chủ một phần bằng cách mở các phòng khám dịch vụ theo yêu cầu, xã hội hóa máy móc… Điều này khiến cho bệnh viện nhiều khi lại lợi dụng công để thu lợi tư. Trong khi Nhà nước trả lương cho bác sĩ, đầu tư cơ sở vật chất, máy móc nhưng lại dùng để khám dịch vụ hoặc người bệnh bị ép dùng máy xã hội hóa để thu lợi cho bệnh viện. “Thậm chí, với tình trạng tự chủ như hiện nay, tôi khẳng định có tình trạng lạm thu, lạm dụng xét nghiệm, kỹ thuật cao… Muốn tránh tình trạng người bệnh bị tận thu khi các bệnh viện biến thành doanh nghiệp, cần có hành lang pháp lý để quy định chặt chẽ các điều kiện khám chữa bệnh, điều trị, bảo vệ người bệnh, người tiêu dùng”, TS Trần Tuấn nhấn mạnh.

Phải niêm yết công khai, minh bạch giá dịch vụ y tế

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên TBTCVN về vấn đề hiện bệnh viện bị “thị trường hóa”, chăm sóc y tế cũng chạy theo lợi nhuận, coi bệnh nhân như “nguồn thu”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng điều này là không đúng, vì bệnh viện công là bệnh viện của Nhà nước, giá dịch vụ chỉ tính đúng, tính đủ chi phí, không có lợi nhuận, đối với các dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội như khám bệnh theo yêu cầu, giường bệnh theo yêu cầu… được tính thêm một phần chi phí để tích lũy, tái đầu tư.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Tiến, các bệnh viện phải thu đúng theo giá được cơ quan có thẩm quyền quy định và phải niêm yết công khai, minh bạch, không được thu các yếu tố chi phí đã kết cấu trong giá. Việc chỉ định các dịch vụ chiếu, chụp, xét nghiệm, kỹ thuật cao phải theo quy định về chuyên môn, căn cứ vào tình trạng bệnh tật và hướng dẫn tại quy trình chuyên môn, một số kỹ thuật cao phải hội chẩn, xem xét kỹ lưỡng trước khi chỉ định cho người bệnh.

Bà Tiến cho biết thêm, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương. Trong năm 2017, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam xây dựng mức giá bao gồm chi phí trực tiếp, tiền lương, chi phí quản lý để thực hiện từ năm 2018. Theo lộ trình, đến năm 2019 sẽ xây dựng mức giá bao gồm cả khấu hao để thực hiện từ năm 2020.

Trước lo ngại việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh có ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), bà Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo việc thực hiện hết sức thận trọng, từng bước và phải bám sát diễn biến chỉ số CPI để điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

“Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thống kê xây dựng các phương án điều chỉnh, báo cáo Ban chỉ đạo điều hành giá xem xét quyết định. Thực tế thời gian qua, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo từng đợt, từng địa phương đã theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng, chúng ta vừa điều chỉnh được giá dịch vụ nhưng cũng thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng CPI năm 2016 thấp hơn mức Quốc hội giao”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.

"Để cân bằng, hài hòa lợi ích giữa bệnh viện và người dân cần phải hoàn chỉnh các quy trình, hướng dẫn chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị; tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật để nâng cao năng lực chuyên môn; tiếp tục đổi mới phong cách, thái độ, nâng cao y đức. Đồng thời, cần truyền thông để người dân hiểu, không phải cứ đi bệnh viện, bác sỹ nào chỉ định nhiều chiếu chụp, xét nghiệm, kê đơn nhiều thuốc là bác sỹ giỏi…”.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Bùi Tư - Nguyên Phương

赞(6)
未经允许不得转载:>88Point » 【soi kèo bóng đá tv】Có hay không việc lạm thu từ dịch vụ công ở bệnh viện?