Sở đã phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền,ệpxacircydựngwebsitethươngmạiđiệntửcup đức phổ biến, giáo dục pháp luật về TMĐT; tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng ứng dụng TMĐT cho cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp; hỗ trợ 855 doanh nghiệp xây dựng website TMĐT, giúp 17 doanh nghiệp tham gia Cổng TMĐT quốc gia và đưa vào hoạt động Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước.
Công ty TNHH MTV sản xuất - thương mại Phúc Thịnh (Phước Long) là điển hình trong ứng dụng TMĐT. Doanh nghiệp đã chủ động xây dựng website quảng bá sản phẩm được 9 năm nay, có khoảng 1.000 lượt truy cập/ngày
Đến nay, nhận thức về TMĐT của người tiêu dùng và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được nâng cao. Doanh nghiệp đã nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của TMĐT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đầu tư xây dựng website nhằm giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ của mình đến khách hàng.
Thời gian tới, ngành công thương tỉnh tiếp tục xây dựng mạng lưới dịch vụ vận chuyển, giao nhận và hoàn tất đơn hàng cho TMĐT; thiết lập các hệ thống quản lý, giám sát giao dịch TMĐT; phấn đấu 50% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin giới thiệu và bán sản phẩm của doanh nghiệp; 100% siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại trên địa bàn tỉnh có thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS) và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 90% đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng...