Các DNNVV hàng năm đóng góp 43,ỗtrợDNCầnxácđịnhđúngđốitượnghưởngưuđãithuếkeo nha cai hom nay vn2% GDP, 31% cho xuất khẩu và 29% cho các khoản thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để giải pháp này thực sự đạt hiệu quả trong thực tế thì cần đi kèm sự minh bạch hóa chi phí tính thuế, xác định đúng đối tượng hưởng ưu đãi thuế và tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thuế. Minh bạch hóa chi phí tính thuế Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, hàng năm đóng góp 43,2% GDP, 31% cho xuất khẩu và 29% cho các khoản thu ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh khó khăn, nhiều DNNVV đã có dấu hiệu đuối sức thì việc giảm thuế thu nhập DN được coi là sự tiếp sức vô cùng quan trọng, giúp DN tháo gỡ khó khăn, vươn lên phát triển. Đánh giá về những nỗ lực, hỗ trợ đó, ông Nguyễn Bá Toàn, Giám đốc Công ty TNHH đặc sản Việt Nam cho biết: Hiện DN chúng tôi đang phải chịu mức thuế suất 20%, theo tính toán, nếu DN được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp còn 17% thì một năm sẽ tiết kiệm được vài chục triệu đồng. Tuy con số không lớn nhưng có vai trò quan trọng đối với mỗi DNNVV. Về vấn đề này, theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế Việt Nam, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 17% cho DNNVV sẽ có tác động tích cực đối với khu vực này. Đặc biệt, DN Việt Nam sẽ có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh với DN các nước bởi đang được hưởng thuế suất thấp hơn các nước trong khu vực và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc giảm thuế thu nhập DN cần có một số giải pháp đi kèm về thuế khác để có thể giúp DN một cách hiệu quả hơn nữa, trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc minh bạch chi phí tính thuế. “Minh bạch chi phí tính thuế là xu hướng trên thế giới và cũng là yêu cầu cấp thiết của Việt Nam, cùng với việc giảm thuế thì cơ quan quản lý cần phải xác định rõ ràng chi phí tính thuế để dễ quản lý, đồng thời tạo sự ổn định cho ngân sách nhà nước”, bà Cúc nhấn mạnh. Đại diện Công ty TNHH đặc sản Việt Nam cho rằng, minh bạch hóa chi phí tính thuế sẽ tiết kiệm thời gian cho DN và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng. Không để trục lợi thuế Theo các chuyên gia kinh tế, cùng với việc giảm thuế thì phải cải cách thủ tục hành chính, xác định đúng đối tượng được hưởng ưu đãi thuế để hỗ trợ hiệu quả hơn cho DN. Theo ông Nguyễn Huy Tùng, Giám đốc Phát triển doanh nghiệp Công ty TNHHHP Toàn Cầu, để triển khai hiệu quả chính sách giảm thuế cho DN thì cần phải có sự phân loại DN bởi từ trước đến nay, cơ chế đưa ra thì ý tưởng rất tốt, chỉ đạo rất tốt nhưng khi áp dụng lại có nhiều cái vướng. Ví như việc phân định thế nào là DNNVV hiện vẫn đang tranh cãi. Do đó, cần có tiêu chí rõ ràng về quy mô DN, lĩnh vực DN... Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo, cơ quan thuế cần có quy định rõ ràng để tránh tình trạng nhiều DN muốn trục lợi từ thuế, biến mình thành đối tượng được ưu tiên, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước cũng như không bình đẳng trong môi trường sản xuất kinh doanh. Về vấn đề này, đại diện Bộ Tài chính, ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết: Bộ Tài chính đang tập trung mạnh vào cải cách thủ tục hành chính, coi đây là khâu then chốt, thực hiện chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, cắt giảm thủ tục rườm rà, phiền hà để doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để phát triển. Mặt khác, bản thân DN cũng cần đảm bảo có thái độ chuẩn mực hơn khi giao dịch với cơ quan thuế, không cấu kết, thông đồng với cán bộ thuế để trục lợi và nghiêm chỉnh chấp hành theo đúng quy định về chính sách, thủ tục thuế. Ngoài ra, DN phải nâng cao nhận thức, hiểu biết về hệ thống chính sách pháp luật thuế để giảm thiểu chi phí tuân thủ thuế./. “Nhằm triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành Chương trình hành động kèm theo Quyết định số 1239/QĐ-BTC hướng tới cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho DN; Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của DN; Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, người đứng đầu trong tổ chức triển khai thực hiện; Quy định rõ chế độ báo cáo, cơ chế kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện, bảo đảm thực hiện đúng tiến độ và xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh”. Ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) |
Tố Uyên |