【kq nhật】Thu hút nguồn lực tài chính từ Nhật Bản vào Việt Nam
作者:World Cup 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 17:14:20 评论数:
Trong đó có gần 100 nhà đầu tư Nhật Bản đến từ các tổ chức như: Tập đoàn Tài chính Daiwa,útnguồnlựctàichínhtừNhậtBảnvàoViệkq nhật Tập đoàn Nikkei, Tập đoàn các Hãng tư vấn Tokyo, Ngân hàng Shizuoka, Ngân hàng Sumitiomo Mistui Trust Bank, Công ty quản lý tài sản Meiji Yasuda, Công ty chứng khoán Naito, Công ty quản lý tài sản Daiwa, Tập đoàn năng lượng JXTG Energy, Tập đoàn Hitachi, Ngân hàng Aozora…
Tham gia Đoàn công tác xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản có nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam như: Vingroup, Sabeco, Vinamilk, FPT, MBS, SSIAM, Tập đoàn Bảo Việt, HSC, VNDirect, Novaland, Vietjet…
Trong bài phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định, sau gần 45 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, có thể nói quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ và đang ở vào giai đoạn tốt nhất trong lịch sử. Nhật Bản đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và Việt Nam cũng đã trở thành đối tác quan trọng của Nhật Bản tại Đông Nam Á. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Đặc biệt qua chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào tháng 1/2017 và gần đây nhất là chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật Bản trong tháng 6/2017 đã làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước trên mọi lĩnh vực; thúc đẩy liên kết giữa hai nền kinh tế cả ở cấp trung ương và địa phương thông qua tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như đầu tư, thương mại, ODA, lao động, nông nghiệp, trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm vì hòa bình, ổn định và sự phồn vinh chung tại khu vực và trên thế giới nói chung.
Nhà đầu tư Nhật Bản tin tưởng vào thị trường Việt Nam
Trong một báo cáo vừa được Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản công bố gần đây, môi trường đầu tư ở Việt Nam đã nhận được đánh giá tích cực của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản. 90% doanh nghiệp Nhật Bản tin rằng mở rộng kinh doanh tại Việt Nam giúp họ tăng doanh thu; và 63% các doanh nghiệp Nhật Bản đã có lãi trong năm 2016 và 66,6% doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh và tiếp tục coi Việt Nam là một điểm đầu tư quan trọng. Đây là tỷ lệ cao nhất so với các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư ở 19 quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Thông tin với các nhà đầu tư Nhật Bản, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế các nước đang trên đà khởi sắc, nền kinh tế Việt Nam cũng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Việt Nam là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh với tốc độ bình quân khoảng gần 6%/ năm trong 30 năm qua. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2017 ước tăng 5,73% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) do Nikkei công bố, đạt mức cao trong 22 tháng vừa qua và cao nhất trong khu vực ASEAN, thể hiện sức mua và năng lực sản xuất tăng ổn định, liên tục.
Bình quân 6 tháng đầu năm 2017, chỉ số CPI tăng 4,15% so với bình quân cùng kỳ 2016. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm đã tăng mạnh nhất trong vòng 6 năm trở lại đây đạt 7,54%, cho thấy khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp tương đối tốt và thu nhập lãi của các ngân hàng có sự cải thiện đáng kể. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tương đối ổn định. Nhìn chung, cơ cấu tín dụng đang tiếp tục theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, các dự án lớn, trọng điểm theo chủ trương của Chính phủ.
Vốn đầu tư toàn xã hội tiếp tục gia tăng, thực hiện 6 tháng đầu năm 2017 theo giá hiện hành ước tính đạt 30,16 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước và bằng 32,8% GDP. Trong đó, vốn đầu tư từ khu vực tư nhân vẫn là động lực dẫn dắt tăng trưởng tổng vốn đầu tư toàn xã hội khi chiếm 38,7% tổng vốn; vốn khu vực Nhà nước chiếm 35,9%; và vốn đầu tư từ khu vực nước ngoài hiện chiếm 25,4% tổng vốn.
Các doanh nghiệp Nhật Bản đồng thuận với thông tin được Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu tại hội nghị. |
Kiên định với phát triển kinh tế xã hội theo cơ chế thị trường
Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, kinh tế Việt Nam được duy trì ổn định và tăng trưởng một phần do Chính phủ tiếp tục ban hành những chính sách quan trọng trong công tác quản lý, điều tiết kinh tế, trong đó có Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 2/6/2017 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017. Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 6/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp.
Chính phủ Việt Nam kiên định phát triển kinh tế xã hội theo cơ chế thị trường. Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam sẽ tập trung vào cải cách cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đảm bảo bền vững môi trường, bình đẳng xã hội cũng như các vấn đề mới phát sinh trong quá trình ổn định kinh tế vĩ mô. Để thực hiện được mục tiêu đó, chiến lược đã xác định ba lĩnh vực đột phá bao gồm:
Phát triển nguồn nhân lực (nhất là nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp hiện đại và đổi mới sáng tạo); Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; Phát triển hạ tầng: để thực hiện các mục tiêu chiến lược này, nhu cầu về vốn là rất lớn, đặc biệt là các nguồn vốn đi kèm với chuyên môn và kinh nghiệm phát triển.
Chính phủ Việt Nam cũng đang hướng tới một chính phủ hiện đại qua việc cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Đây là yếu tố quan trọng nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Cụ thể, Chính phủ Việt Nam đã giao cho Bộ Tài chính chủ trì thực hiện rút ngắn thời gian thông quan, giảm thủ tục hành chính lĩnh vực thuế, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính...
Về triển vọng chính sách vĩ mô, trong thời gian tới Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung: Kiên trì chính sách tài khóa chặt chẽ, tiết kiệm, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; tiến hành tái cơ cấu lại NSNN, điều chỉnh chính sách thu hợp lý, quản lý chi tiết kiệm và kiểm soát mức bội chi; tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng; bảo đảm an toàn nợ công và nợ nước ngoài; nâng cao mức độ tín nhiệm quốc gia; phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ nhằm bảo đảm ổn định vĩ mô.
Đối với chính sách tiền tệ: kiểm soát lạm phát; bảo đảm an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng; nâng cao dự trữ ngoại tệ quốc gia.
Cải cách DNNN đã được Chính phủ Việt Nam thực hiện gần 20 năm qua gắn liền với quá trình sắp xếp đổi mới và cổ phần hóa khu vực DNNN. Trong thời gian tới Việt Nam sẽ tập trung: quyết tâm thực hiện cổ phần hóa DNNN, thoái vốn ngoài ngành theo kế hoạch, đặc biệt là cổ phần hóa các DNNN có quy mô lớn; áp dụng nguyên tắc quản trị hiện đại và công bố thông tin công khai, minh bạch; bảo đảm hoạt động của các DNNN theo cơ chế thị trường; tăng cường giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giảm mạnh tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các DNNN cổ phần hóa; cho phép dành tỷ lệ lớn để bán cho đối tác chiến lược nước ngoài; yêu cầu các DNNN cổ phần hóa niêm yết trên TTCK.
Với mục tiêu cổ phần hóa DNNN mạnh mẽ của Chính phủ, trong năm 2017 hoàn thành cổ phần hóa 44 doanh nghiệp, năm 2018 hoàn thành cổ phần hóa 64 doanh nghiệp, năm 2019 hoàn thành cổ phần hóa 18 doanh nghiệp.
"Chính phủ Việt Nam đánh giá cao vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản trong tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Trên thực tế, ngoài lượng vốn đầu tư, các thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt, công nghệ cập nhật đi cùng sẽ giúp cải thiện chất lượng hàng hóa của thị trường. Chúng tôi mong muốn các nhà đầu tư Nhật Bản tham gia làm đối tác chiến lược trong các doanh nghiệp cổ phần hóa của Việt Nam", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa DNNN, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc phát triển một cách bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam. TTCK Việt Nam diễn biến khởi sắc trong 8 tháng đầu năm. Đến nay, mức vốn hóa thị trường đạt trên 112 tỷ USD, tăng 29% so với cuối năm 2016, tương đương 55,8% GDP, mức cao nhất kể từ khi thành lập thị trường.
Bên cạnh thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu đã trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ, các ngân hàng chính sách, chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Tính đến 30/6/2017, quy mô thị trường trái phiếu đạt gần 40% GDP, trong đó trái phiếu Chính phủ là 29,5% GDP.
Đặc biệt, với định hướng xây dựng thị trường mới với sản phẩm đầu tư mới nhằm thu hút nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường, ngày 10/8/2017, Chính phủ đã khai trương thị trường chứng khoán phái sinh, với sản phẩm giao dịch đầu tiên là hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Trong thời gian tới, các sản phẩm khác như Hợp
Việt Nam là nền kinh tế mở, quy mô thương mại đạt 360 tỷ USD, gấp hơn 1,6 lần GDP; thu hút được hơn 300 tỷ USD tổng vốn FDI đăng ký. Khu vực doanh nghiệp FDI đóng góp 70% giá trị xuất khẩu, chiếm khoảng gần 22% GDP, tạo ra hàng triệu việc làm cũng như thúc đẩy đổi mởi mô hình tăng trưởng. Với quy mô dân số đang tiệm cận 100 triệu dân, trong đó 60% có độ tuổi dưới 35, Việt Nam có lợi thế về khả năng cung cấp một lực lượng lao động trẻ, dồi dào, có chất lượng với chi phí cạnh tranh. Việt Nam luôn có sự ổn định về chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô; thể chế luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam không ngừng được cải thiện, từng bước phù hợp với các cam kết và chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp yên tâm hoạt động lâu dài, phát triển.
đồng tương lai chỉ số HNX30 và Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ cũng sắp được đưa vào giao dịch. Ngoài ra, trong tháng 11 năm 2017, sản phẩm chứng quyền đảm bảo sẽ được đưa vào triển khai.
Diễn biến khởi sắc của thị trường phải kể đến đóng góp từ hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. TTCK tiếp tục là điểm đến hấp dẫn thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Trong đó, nhà đầu tư Nhật Bản góp vốn vào các quỹ đầu tư chứng khoán thành lập tại Việt Nam như Quỹ đầu tư Japan Asia MB Capital, Quỹ đầu tư cổ phiếu Dai-ichi Life Việt Nam, Quỹ thành viên Việt Nhật, Quỹ đầu tư Việt Nam đạt giá trị khoảng gần 53 triệu USD.
Trong lĩnh vực bảo hiểm, Việt Nam thực hiện đối xử công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm, bất kể theo hình thức doanh nghiệp nào, nguồn vốn đầu tư nào đều hoạt động và bảo đảm tuân thủ Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản luật liên quan. Bảo hiểm là một trong các lĩnh vực Việt Nam ưu tiên mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 6 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 2 tỷ USD (tăng 20,77%), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt 851 triệu USD, các doanh nghiệp nhân thọ đạt 1,24 tỷ USD.
Như đã đề cập ở trên, thị trường bảo hiểm đã và đang bảo vệ cho hầu hết tất cả các loại hình tài sản bao gồm công trình xây dựng, tài sản của mọi thành phần kinh tế từ Nhà nước, tư nhân đến đầu tư nước ngoài. Thị trường bảo hiểm Việt Nam mặc dù tăng trưởng cao, ổn định nhưng quy mô vẫn còn nhỏ so với tiềm năng.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, hệ thống pháp lý đã ngày càng hoàn thiện; sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng và thị trường có tốc độ phát triển nhanh. Lĩnh vực bảo hiểm cũng là lĩnh vực Việt Nam ưu tiên mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Về triển vọng chính sách trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm trong thời gian tới Việt Nam sẽ tập trung:
Triển khai xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi, chú trọng nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các công ty đại chúng, ngoại trừ những lĩnh vực hạn chế, kinh doanh có điều kiện.
Khơi thông dòng vốn trong nước và nước ngoài thông qua các giải pháp chính sách về nâng hạng TTCK Việt Nam từ hạng thị trường cận biên lên hạng thị trường mới nổi trên bảng xếp hạng MSCI; xây dựng các quy định về xếp hạng tín nhiệm và thiết lập tổ chức định mức tín nhiệm của Việt Nam, tạo cơ sở cho việc phát triển thị trường trái phiếu và các sản phẩm khác; thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tháo gỡ vướng mắc với Luật Đầu tư thông qua việc ban hành Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn của các DNNN gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch; bổ sung phương thức dựng sổ vào Nghị định cổ phần hóa; triển khai cơ chế tạo lập thị trường, phát hành bộ Nguyên tắc quản trị công ty; tăng cường kiểm tra, giám sát về tính minh bạch các thông tin trong Báo cáo tài chính của các công ty đại chúng về vấn đề sử dụng vốn, công bố thông tin và quản trị công ty.
Triển khai đề án phát triển trái phiếu doanh nghiệp; hoàn thiện phương án tổ chức thị trường trái phiếu doanh nghiệp và công tác chuẩn bị để có thể đưa thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp vào hoạt động trong năm 2018; khuyến khích các công ty đưa trái phiếu lên niêm yết.
"Việt Nam sẽ kiên định chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế với trọng tâm là hội nhập kinh tế. Chúng tôi sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 GDP bình quân 6,5 - 7%/năm, phát triển bền vững, ổn định, xanh và sạch. Qua đó, tiếp tục giữ vị thế là quốc gia năng động, điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực ASEAN và tham gia sâu hơn, vươn lên cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng mong muốn: "Sau diễn đàn, các doanh nghiệp hai nước sẽ có thêm nhiều ý tưởng và dự án hợp tác mới để làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế cũng như quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản. Bộ Tài chính Việt Nam cam kết đồng hành và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước, thành công của các bạn cũng là thành công của chúng tôi".
P.V