当前位置:首页 > La liga

【kèo nhà cái1】Tràn lan các loại thức uống mang tên 'sữa'

Ma trận “sữa”

Chị Nguyễn Thị Hoài (Nam Từ Liêm,ànlancácloạithứcuốngmangtênsữkèo nhà cái1 Hà Nội) bất ngờ khi kết quả xét nghiệm của con trai 4 tuổi cho thấy bé thiếu rất nhiều chỉ số từ sắt, canxi. Chị Hoài cho biết con trai lười ăn. Hằng ngày, bé được bố mẹ bổ sung thêm bằng sữa hộp. Bé thích uống các loại sữa vị trái cây, chocolate. Trung bình, cậu bé uống 3-4 hộp mỗi ngày. Khi bác sĩ thông báo bé thiếu chất, bà mẹ giật mình vì con vẫn bổ sung sữa thường xuyên.

Tuy nhiên, các loại sữa chị bổ sung cho con thực tế chỉ là thức uống dinh dưỡng được gọi theo thói quen là sữa và không đủ thành phần đạm, sắt và các vitamin, khoáng chất cần thiết theo khuyến nghị của các cơ quan dinh dưỡng. Chị Hoài cũng giống như nhiều bà mẹ khác khi mua sữa cho con đều chiều theo sở thích của trẻ. Thậm chí, bé xem quảng cáo trên YouTube và đòi mẹ phải mua các loại thức uống như vậy. 

Chị Vũ Thị Tuyết (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng cho biết nhiều năm trước, chị thường mua các thùng sản phẩm nước uống có tên sữa về cho con nhưng bé vẫn còi cọc, xanh xao. Khi tìm hiểu kỹ hơn, chị mới biết sản phẩm này chỉ là thực phẩm dinh dưỡng chứ không phải sữa. Nhiều sản phẩm ghi trên bao bì là sữa trái cây nên bà mẹ trẻ này cho rằng đó là sữa. Khi cho con đi khám dinh dưỡng, chị Tuyết mới biết bé thiếu rất nhiều chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, các loại nước uống này được quảng cáo trên nhiều nền tảng, hương vị và kèm theo quà tặng hấp dẫn nên trẻ rất yêu thích.

Cần đọc nhãn mác sản phẩm

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám và tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện này nhiều loại thức uống dinh dưỡng được gọi dưới tên sữa nhưng không phải là sữa. Trong khi đó, người tiêu dùng theo thói quen "có chữ sữa trong sản phẩm thì coi là sữa".

Bác sĩ Hưng khuyến cáo cha mẹ nên có thói quen đọc nhãn mác các sản phẩm thực phẩm bổ sung khi dùng cho con. 

Tuy nhiên, khi cho trẻ uống những sản phẩm thức uống dinh dưỡng này, cha mẹ phải chú ý tới thành phần có trong đó. Bởi bác sĩ Hưng gặp rất nhiều trẻ đến khám suy dinh dưỡng dù cha mẹ cho rằng con vẫn uống sữa thay nước lọc hằng ngày. Khi được hỏi, trẻ uống sữa loại gì, các bà mẹ "khoe" rất nhiều loại. Tuy nhiên, bác sĩ thấy chúng không phải là sữa.

Hiện nay, không chỉ có thức uống dinh dưỡng, người dân coi các loại bột pha đều là sữa. Thậm chí, các loại bột từ ngũ cốc cũng gọi là sữa. 

"Do đó, khi chọn mua sữa bổ sung dinh dưỡng cho con, cha mẹ cần đọc nhãn mác sản phẩm để cân đối thành phân dinh dưỡng. Người tiêu dùng Việt mua nhiều sản phẩm nhưng lại lười đọc các thông tin trên nhãn sản phẩm", bác sĩ Hưng cho biết.

Với trẻ dưới 5 tuổi, việc bổ sung protein, canxi, kẽm cần được bác sĩ dinh dưỡng tư vấn. Trẻ có cân nặng, chiều cao hợp lý có thể sử dụng các loại thức uống dinh dưỡng theo sở thích của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ nên kiểm soát lượng uống, không nên dùng thay nước lọc. 

Bác sĩ Hưng khuyến cáo tốt nhất nên xem kỹ thành phần, không mua theo quảng cáo hoặc thói quen gọi là sữa. Ngoài ra, các sản phẩm thức uống dinh dưỡng chỉ là hỗ trợ, không thể thay thế các loại thực phẩm ăn hằng ngày như chất bột đường, chất đạm, chất béo và các vitamin từ rau, củ quả.

Khi chọn sữa, các cha mẹ cần cân nhắc nhiều vấn đề gồm: Tuổi, tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý, sự dung nạp và thích ứng của cơ thể trẻ với những loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng, điều kiện kinh tế của từng gia đình.

Bác sĩ Hưng cho biết nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn cần được khám và đánh giá tình trạng dinh dưỡng nhằm tìm nguyên nhân trước khi dùng sữa. Việc vội vàng cho trẻ uống các loại thức uống dinh dưỡng mang tên sữa có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Dòng chữ giúp phân biệt lượng đường trong sữaLiệu các loại sữa được quảng cáo là "ít đường" có thật sự như vậy? Để biết được điều đó, bạn cần lưu ý dòng chữ trên bao bì sản phẩm.

分享到: