Tuy nhiên,ốchộikhóamớivẫnhọpbấtchấpbếtắcchínhtrịlịch thi đấu uae trong nghị trường Quốc hội ở Thủ đô Phnom Penh, chỉ có 68 tân nghị sĩ của đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia (CPP) tham dự, 55 ghế còn lại bị bỏ trống do đảng đối lập Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) tẩy chay cuộc họp để phản đối kết quả bầu cử mà theo họ là có các vi phạm. Chương trình nghị sự của cuộc họp vẫn như thường lệ với việc thông qua danh sách các tân nghị sĩ và Quy chế hoạt động của Quốc hội mới.
Cùng ngày, Quốc vương Noroddom Sihamoni đã ký sắc lệnh Hoàng gia bổ nhiệm ông Hun Sen làm Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ V. Theo sắc lệnh, tân Thủ tướng có trách nhiệm lập thành phần nội các trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm trong ngày 24-9. Quốc hội khóa mới cũng sẽ họp bầu bộ máy lãnh đạo của Quốc hội trong ngày 24-9. Ông Hun Sen, 61 tuổi, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ IV, Phó Chủ tịch đảng CPP, đã liên tục đứng đầu cơ quan hành pháp tối cao Campuchia từ năm 1985 đến nay, sẽ tiếp tục giữ trọng trách Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ đến năm 2018.
Giới phân tích cho rằng sau hàng loạt diễn biến bất ổn cùng thực tế là tuy CPP vẫn giành chiến thắng, song số phiếu ủng hộ mà Thủ tướng Hun Sen nhận được trong cuộc bầu cử hồi tháng 7 là thấp nhất trong vòng 15 năm qua, hiện là lúc nhà lãnh đạo này cần nhận thức được rằng tình hình đã có nhiều thay đổi. Gần đây, Thủ tướng Hun Sen đã chấp thuận tìm kiếm một giải pháp hòa bình nhằm chấm dứt xung đột thông qua đàm phán với lãnh đạo đối lập Sam Rainsy, song từ chối yêu cầu của phe đối lập về việc tổ chức một cuộc điều tra độc lập (đối với cuộc bầu cử vừa qua).
Theo các kết quả chính thức của cuộc bầu cử ngày 28-7, CPP đã giành chiến thắng với 68 ghế, trong khi CNRP đối lập chỉ giành được 55 ghế trong Quốc hội có 123 ghế. Tuy nhiên, phe đối lập đã phủ nhận kết quả bầu cử, cho rằng đã có nhiều gian lận trong quá trình kiểm phiếu. Bất bình về quá trình bầu cử là nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc biểu tình kéo dài suốt ba ngày diễn ra hồi đầu tháng này.
Mọi việc nhanh chóng trở thành các diễn biến bạo lực sau khi một người biểu tình bị bắn vào đầu trong cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và đám đông người biểu tình bị kích động. Trong những ngày gần đây, an ninh đã được siết chặt quanh khu vực các tòa nhà hành chính, lực lượng cảnh sát chống bạo động cùng nhiều hàng rào dây thép gai đã được triển khai trên các tuyến đường gần tòa nhà quốc hội tại thủ đô Phnom Penh.
CNRP đã cảnh báo sẽ tiến hành thêm nhiều cuộc biểu tình chừng nào Thủ tướng Hun Sen chưa chấp thuận các yêu cầu của họ, trong đó bao gồm cả việc điều tra và cải tổ Ủy ban Bầu cử Quốc gia. Theo giới chuyên gia, câu hỏi đặt ra là Thủ tướng Hun Sen sẽ nhượng bộ phe đối lập ở những khía cạnh nào, và phe đối lập sẽ tận dụng tầm ảnh hưởng chính trị mới của mình ra sao? Jackson Cox, một nhà phân tích làm việc cho cơ quan tư vấn Woodmont International, nhận định rằng phe đối lập Campuchia chỉ là lực lượng bị động, luôn tỏ ra hấp tấp và thiếu tính kỷ luật.
Tuy nhiên, trên thực tế, CNRP đang đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan: Nếu từ chối thỏa hiệp, đảng này sẽ bị mất tiếng nói trong quốc hội, nhưng nếu thỏa hiệp với Thủ tướng Hun Sen, CNRP có thể phải hứng chịu cơn thịnh nộ từ những người ủng hộ vốn đang nóng lòng muốn chứng kiến sự thay đổi.
Trong khi đó, Giáo sư Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales tại Australia cho rằng, Thủ tướng Hun Sen sẽ nỗ lực thể hiện bản thân là người hiểu lý lẽ và có thiện chí hợp tác (với phe đối lập) vì mục tiêu đoàn kết và hòa giải dân tộc.
M.CHÂU