您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【điểm bóng đá ngoại hạng anh】Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Thay đổi phương thức quản lý tài sản công 正文

【điểm bóng đá ngoại hạng anh】Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Thay đổi phương thức quản lý tài sản công

时间:2025-01-12 15:58:52 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Luật mới góp phần quản lý hiệu quả tài sản công.Phóng viên TBTCVN đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Đức điểm bóng đá ngoại hạng anh

Luật mới góp phần quản lý hiệu quả tài sản công

Luật mới góp phần quản lý hiệu quả tài sản công.

Phóng viên TBTCVN đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Đức Thắng,ậtQuảnlýsửdụngtàisảncôngThayđổiphươngthứcquảnlýtàisảncôđiểm bóng đá ngoại hạng anh Cục trưởng Cục Quản lý công sản (QLCS), Bộ Tài chính xung quanh những tác động của luật tới công tác quản lý, sử dụng TSC trong thời gian tới đây.

PV: Quốc hội vừa thông qua Luật Quản lý, sử dụng TSC với số phiếu tán thành rất cao. Ông có thể cho biết vì sao các ĐBQH lại có sự đồng thuận và tán thành cao như vậy?

- Ông Trần Đức Thắng:Là đơn vị được giao giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính xây dựng dự án luật, chúng tôi rất mừng khi dự án được Quốc hội thông qua với số phiếu tán thành cao. Qua thảo luận của Quốc hội và tham khảo ý kiến của một số ĐBQH, chúng tôi thấy có mấy lý do:

Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 tại Điều 53 lần đầu tiên hiến định về TSC, do vậy việc cụ thể hóa hiến định về TSC là yêu cầu cấp thiết trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta.

Ông Trần Đức Thắng
Ông Trần Đức Thắng

Thứ hai, TSC có một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Nếu chúng ta quản lý tốt sẽ tiết kiệm được nguồn lực của đất nước; ngược lại, nếu làm không tốt sẽ dẫn tới thất thoát, lãng phí nguồn lực. Nội dung quy định cơ bản đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của cử tri, ĐBQH.

Thứ ba, TSC là một nguồn lực quan trọng của quốc gia. Trong bối cảnh những năm gần đây, cân đối NSNN có những khó khăn, nợ công tăng cao thì việc khai thác các nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó có nguồn lực từ TSC đặt ra hết sức cần thiết.

Thứ tư, trong suốt thời gian 4 năm chuẩn bị và xây dựng dự thảo, Ban soạn thảo - Bộ Tài chính đã có những đánh giá kỹ về tình hình triển khai, quản lý, sử dụng TSC thời gian vừa qua, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, cũng như đánh giá tác động của dự thảo tới các mặt của đời sống kinh tế xã hội. Đồng thời, lấy ý kiến của các cấp, các ngành, các chuyên gia và đối tượng chịu sự tác động. Các ý kiến góp ý này đã được cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội nghiêm túc tiếp thu, giải trình đầy đủ... Chính những điều này đã được các ĐBQH ghi nhận trong các phiên thảo luận cũng như khi thông qua.

PV: Luật mới có hiệu lực sẽ có tác động như thế nào tới công tác quản lý, sử dụng TSC sắp tới, thưa ông?

- Ông Trần Đức Thắng: Theo đánh giá tác động, luật mới sẽ tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc cũng như tạo ra hệ thống các công cụ để phục vụ cho công tác quản lý, sử dụng TSC. Các công cụ đó bao gồm cả công cụ hành chính, kinh tế, kiểm tra, giám sát để quản lý TS. Ví dụ về khai thác TSC, có quy định rất rõ các hình thức khai thác nguồn lực, quy trình thực hiện việc khai thác, nguyên tắc thực hiện khai thác (ở đây chú trọng đến các công cụ thị trường như đấu thầu, đấu giá, định giá để đảm bảo việc khai thác đó tuân thủ theo cơ chế thị trường).

Luật mới cũng giúp hình thành 1 bộ tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC phù hợp với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, của cán bộ công chức, viên chức theo hướng đảm bảo chặt chẽ, hợp lý; đi cùng với đó là thuê, khoán kinh phí sử dụng TSC phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế. Hệ thống tiêu chuẩn, định mức sẽ là cơ sở để thực hiện việc quản lý, sử dụng, xử lý đối với TSC.

Đặc biệt, những quy định mới sẽ tác động tới nguồn thu cho ngân sách. Hiện nay số thu từ TSC chiếm 1 phần quan trọng trong NSNN. Các nội dung mới sẽ có tác động tích cực tới nguồn thu từ TSC đặc biệt là nhà đất, hay việc sử dụng TSC để tham gia thực hiện các dự án PPP, chuyển nhượng, cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng, khai thác nguồn thu từ đất đai, tài nguyên.

Bên cạnh đó, thông qua hệ thống thông tin về TSC và Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC cũng như hệ thống giao dịch về TSC sẽ làm thay đổi phương thức quản lý đối với TSC. Dần dần các thủ tục sẽ được thực hiện thông qua phương tiện hiện đại, giao dịch điện tử thay cho phương pháp thủ công như hiện nay (kể từ việc thực hiện các thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng TSC đến việc xử lý bán, thanh lý đối với TS sẽ được thực hiện thông qua các công cụ điện tử để giúp cho việc quản lý công khai, minh bạch, nhanh gọn hơn).

PV: Luật sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2018 tới đây. Vậy tiến độ xây dựng các văn bản hướng dẫn đang được thực hiện như thế nào, thưa ông?

- Ông Trần Đức Thắng: Cùng với quá trình xây dựng Luật Quản lý, sử dụng TSC, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chỉ đạo Cục QLCS tích cực chuẩn bị những văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật. Hiện nay, Cục đã hoàn thành việc xây dựng đối với 11 nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ như: Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành; nghị định quy định về tiêu chuẩn, định mức đối với xe ô tô, trụ sở làm việc; quyết định quy định tiêu chuẩn định mức đối với máy móc, thiết bị. Trong đó, Cục QLCS đã gửi xin ý kiến của cơ quan chuyên môn đối với 7 văn bản và hiện nay đang trong quá trình hoàn thiện để báo cáo các cấp có thẩm quyền.

Ngoài ra, việc triển khai có liên quan đến tất cả các bộ, ngành, địa phương nên Cục QLCS cũng đang tham mưu cho Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng TSC. Trong đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, tập trung vào 3 nhóm nhiệm vụ chính, là: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến luật đến các đối tượng chịu sự tác động để kịp thời có sự chuẩn bị cho việc triển khai ngay khi có hiệu lực; phân công các bộ, ngành, địa phương xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật; rà soát các văn bản thuộc thẩm quyền xây dựng, ban hành của các bộ, ngành, địa phương để báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

PV: Xin cảm ơn ông!

Ông Trần Đức Thắng cho biết, thay đổi lớn nhất của Luật Quản lý, sử dụng TSC chính là phạm vi điều chỉnh và kèm theo đó là chế độ quản lý, sử dụng tài sản công. Nếu như Luật năm 2008 chỉ điều chỉnh đối với 1 nhóm TSC tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thì trong Luật Quản lý, sử dụng TSC mới đã điều chỉnh tới tất cả các loại TSC được quy định tại điều 53 Hiến pháp năm 2013.
Bên cạnh đó, ngoài việc xác định vai trò của TSC là để phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước và cung cấp các dịch vụ công cho xã hội thì Luật Quản lý, sử dụng TSC còn xác định một vai trò quan trọng không kém của TSC, đó là nguồn lực có thể khai thác để phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Luật mới cũng quy định việc công khai, minh bạch và giám sát của các cơ quan đối với công tác quản lý, sử dụng TSC. Đặc biệt, là quy định việc hình thành hệ thống thông tin về TSC và Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC, trong đó có hệ thống giao dịch điện tử về TSC để thực hiện các giao dịch về TSC trực tuyến.

Vân Hà (thực hiện)