【soi kèo real madrid vs man city】Bán vốn tại công ty tài chính: Các ngân hàng mẹ toan tính gì?
NHNN yêu cầu công ty tài chính chấn chỉnh hoạt động | |
Cổ đông MB lo nợ xấu tăng từ công ty tài chính Mcredit | |
Vụ việc tại Công ty Tenma: Bộ Tài chính đã chỉ đạo thanh tra toàn diện | |
Huy động vốn thông qua việc minh bạch tài chính |
Khả năng sinh lời của các công ty tài chính tiêu dùng tại Việt Nam hiện khá tốt. Ảnh: ST |
“Làn sóng” bán vốn
Tại ĐHĐCĐ vừa qua, Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng SHB đã trình cổ đông về việc thoái vốn tại Công ty tài chính SHB FC cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. HĐQT SHB sẽ chủ động quyết định tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài theo đề án thành lập Công ty đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT SHB cho hay, SHB đang trong quá trình chọn lựa và đàm phán trên tinh thần có lợi nhất cho ngân hàng và cổ đông, dự kiến có thể thành công trong năm nay.
Trước đó, lãnh đạo của Ngân hàng MSB cũng tuyên bố đã có các cuộc thương thảo để chuyển nhượng một phần vốn điều lệ của Công ty tài chính FCCOM cho Công ty TNHH Hyundai Card. Từ cuối năm 2019, MSB đã nộp hồ sơ trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc chuyển nhượng cổ phần theo quy định và đang đợi thẩm định.
HĐQT VietinBank cũng đã phê duyệt việc chuyển nhượng 49% vốn của Công ty tài chính VietinBank Leasing cho Công ty Mitsubishi UFJ Lease & Finance (Nhật Bản) và 1% vốn cho một nhà đầu tư trong nước.
Thậm chí, có công ty tài chính đang “ăn nên làm ra”, đóng góp rất lớn vào lợi nhuận hợp nhất của ngân hàng mẹ, nhưng cũng được ngân hàng mẹ “rao bán”. Đó là trường hợp của Công ty tài chính tiêu dùng FE Credit, công ty đang chiếm tới hơn 50% thị phần trên thị trường, mang lại hơn 44% lợi nhuận cho VPBank. Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết, HĐQT vẫn đang trong kế hoạch đàm phán để bán cổ phần cho các nhà đầu tư. FE Credit là công ty tài chính tiêu dùng hấp dẫn trên thị trường Việt Nam, do đó ngân hàng sẽ lựa chọn nhà đầu tư để có thể đạt được hiệu quả nhất.
Việt Nam hiện có 16 công ty tài chính, trong đó có 6 công ty 100% vốn nước ngoài. Từ trước năm 2020, đã có nhiều công ty tài chính trong nước được bán bớt cổ phần hoặc chuyển nhượng hoàn toàn cho đối tác nước ngoài. Tiêu biểu như từ năm 2016, BIDV đã bán 49% vốn Công ty Cho thuê tài chính BIDV cho Sumitomo Mitsui, tạo thành Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV - SuMi TRUST. Tập đoàn Srisawad Corporation của Thái Lan đã đề nghị tham gia tái cơ cấu, sở hữu toàn bộ vốn của Công ty Cho thuê tài chính I (ALC I) của Agribank…
Để “đi đường dài”?
Chia sẻ về nguyên nhân của động thái bán vốn tại công ty tài chính, “bầu Hiển” cho hay, khi thoái vốn tại SHB FC, bên cạnh lợi ích về thặng dư vốn cho SHB, còn giúp nâng cao năng lực quản trị điều hành, công nghệ, thương hiệu. Đặc biệt, SHB sẽ lựa chọn đối tác nước ngoài nên có sự cộng hưởng, đồng hành về chiến lược kinh doanh lâu dài.
Đồng quan điểm, lãnh đạo VPBank cũng chia sẻ, FE Credit là công ty tài chính nên có thể kêu gọi bán vốn tới 49%, nhưng nếu như vậy thì quyền lợi của ngân hàng mẹ có thể giảm đi. Tuy nhiên, khi có đối tác chiếm đến 49%, ông Ngô Chí Dũng lại kỳ vọng điều này sẽ đem lại tài chính, công nghệ, kinh nghiệm quản trị điều hành… Hơn nữa, nguồn tiền này sẽ giúp ngân hàng mẹ tăng vốn, giúp tập trung hơn vào các mảng bán lẻ và doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực đánh giá, tiềm năng phát triển thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn rất lớn, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các công ty tài chính tiêu dùng hiện khá tốt, năm 2019 là 15-25%, cao hơn nhiều so với ngân hàng thương mại. Chính vì thế, nhiều nhà đầu tư ngoại muốn nhảy vào, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc. Các chuyên gia cũng cho rằng, việc thoái vốn tại các công ty tài chính của các ngân hàng thực ra là chỉ bán bớt vốn nhằm tăng “sức mạnh” về tài chính, giúp ích cho khả năng mở rộng quy mô, trong khi ngân hàng vẫn nắm giữ phần lớn cổ phiếu để chi phối hoạt động. Do đó, việc bán vốn để có thêm đối tác chiến lược, để cùng nhau “đi đường dài” sẽ là hướng phát triển có lợi hơn đối với các ngân hàng.
Thực tế, hoạt động tại các công ty tài chính trong nước đang có sự phát triển theo hai mặt, một mặt giúp ích rất lớn để cung ứng vốn cho người dân, doanh nghiệp, mặt khác, tại một số công ty lại có sự phát triển lệch pha, gây nhiều “lùm xùm” trong dư luận. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết đã nhận được rất nhiều khiếu nại liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng của một số công ty tài chính. Chính vì vậy, việc bán vốn tại các công ty tài chính còn được kỳ vọng sẽ chấn chỉnh hoạt động theo kinh nghiệm tại các thị trường phát triển từ các đối tác nước ngoài.
相关文章
Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
Gear S2 trên tay người mẫu. Ảnh: Phonearena.Nhưng thay vì một màn hình cong, thiết bị đeo mới sẽ có2025-01-25Tỷ phú Roman Abramovich nói lời chia tay xúc động Chelsea
Tỷ phú người Nga đã đồng ý bán Chelseavới giá 4,25 tỷ bảng (to&ag2025-01-25Thừa Thiên Huế có thêm 4 Nghệ sĩ Ưu tú
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao tặng danh hiệu NSƯT cho ông Phạm Hữu Thu. Ảnh: Nhân vật c2025-01-25- Tôi đọc đâu đó trong một bài viết về Huế thì biết rằng mật độ dân số của thành phố Huế cũng khá cao,2025-01-25
Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
Honda Việt Nam khuyến mại hàng loạt mẫu ô tô trong tháng 5 Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô2025-01-25Hải quan Hà Nội: “Hậu kiểm” thu vượt chỉ tiêu
Hoạt động nghiệp vụ tại Hải quan Hà Nội. Ảnh: T.Bình. Tính từ đầu năm đến nay, Chi cục KTSTQ Hà Nội2025-01-25
最新评论