【đội hình fiorentina gặp salernitana】Bị thúc, giải ngân vốn đầu tư công vẫn khó đạt 100%?

时间:2025-01-24 22:31:47 来源:88Point

bi thuc giai ngan von dau tu cong van kho dat 100

Với nhiều giải pháp thúc đẩy, hy vọng giải ngân vốn đầu tư công sẽ đạt kết quả cao vào cuối năm. Ảnh: HỮU LINH.

Theo các chuyên gia, với những giải pháp quyết liệt đã được Chính phủ đề ra, từ nay đến cuối năm việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công có thể không đạt được con số 100% nhưng tiệm cận tỷ lệ 100% là hoàn toàn có thể.

Mới đạt hơn 33%

Liên quan đến việc giải ngân vốn đầu tư công đang trong tình trạng chậm trễ, ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, Bộ KH&ĐT cho biết, tính đến hết tháng 7, giải ngân vốn đầu tư công đã có những dấu hiệu tích cực, tốc độ tăng cao hơn so với 7 tháng của năm 2016, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ. Theo đó, hiện giải ngân vốn đầu tư công mới đạt trên 30%. Tổng vốn đầu tư công của năm 2017 là khoảng 357.000 tỷ đồng. Có tới 13 bộ, ngành, địa phương bị xếp vào top chậm giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2017 (giải ngân dưới 20%), trong đó có Bộ KH&ĐT, Bộ Ngoại giao, Hội Cựu chiến binh… Từ nay đến cuối năm, nhiệm vụ cho giải ngân vốn đầu tư công rất nặng nề khi còn phải tiếp tục giải ngân khoảng hơn 200.000 tỷ đồng.

Trước đó, theo số liệu của Bộ Tài chính, về kết quả chi đầu tư phát triển, trong 7 tháng qua việc giải ngân nguồn vốn này đạt khoảng 119,36 nghìn tỷ đồng, bằng 33,4% dự toán, tăng 15,1% cùng kỳ năm 2016.

Theo ông Trần Quốc Phương, việc giải ngân chậm không phải do một vài nguyên nhân mà tổng hợp nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân trước hết là do quy luật trong nhiều năm qua giai đoạn đầu năm thường giải ngân chậm, thông thường thời gian này các chủ đầu tư phải hoàn thiện rất nhiều thủ tục của một dự án như đấu thầu các gói thầu, hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ cần thiết để có thể đủ điều kiện triển khai dự án, giải phóng mặt bằng... Theo đó, hầu hết các dự án đều tập trung vào giải ngân cuối năm. Một lý do quan trọng nữa, theo ông Phương, đó là công tác giải phóng mặt bằng phức tạp. Dự án càng lớn, sử dụng diện tích đất càng lớn thì càng tốn nhiều thời gian cho công tác này. Đây cũng là thách thức lớn nhất cho giải ngân vốn đầu tư công. Vấn đề này không giải quyết được thì sẽ không làm được gì và theo thống kê có rất nhiều dự án bị vướng.

Một nguyên nhân lớn được đại diện Bộ KH&ĐT nhắc tới là vấn đề thời tiết. Ảnh hưởng của thời tiết khiến nhiều dự án không thể thi công, và do phải tạm nghỉ, không phát sinh khối lượng công việc nên không thể lập hồ sơ thanh toán và không thể giải ngân vốn đầu tư công. “Thời điểm này, ở phía Bắc đang là mùa mưa, thông thường kéo dài 3 tháng với lượng mưa lớn, gây ra sạt lở nên các công trình gần như phải dừng thi công. Sắp tới thì khu vực Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam cũng sẽ rơi vào mùa mưa, do đó cũng có khả năng rất nhiều dự án làm dồn dập khi trời còn khô ráo và có thể không kịp thanh toán tại Kho bạc với mục đích thi công xong công trình. Khi mùa mưa, họ sẽ tranh thủ hoàn thiện hồ sơ kế toán để thanh toán tại Kho bạc”, ông Phương nói. Bên cạnh đó, đại diện Bộ KH&ĐT cũng nhắc tới một nguyên nhân khác dẫn tới việc chậm trễ là vấn đề giao vốn.

Cũng giống như việc giải ngân chi phí đầu tư phát triển từ ngân sách, việc giải ngân nguồn vốn ODA cũng đang chậm trễ. Ông Lưu Quang Khánh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ KH&ĐT cho biết, trong 7 tháng năm 2017, vốn ODA đã giải ngân được 41.700 tỷ đồng, đạt 42% so với kế hoạch, bằng 95% so với cùng kỳ năm trước. Lý giải việc giải ngân vốn ODA chậm, ông Lưu Quang Khánh cho rằng, các dự án ODA đều phải có những quá trình bắt buộc như: Dự án phải có thiết kế cơ sở, xây dựng tổng dự toán, tiến hành đấu thầu, lựa chọn nhà thầu…, ở mỗi khâu chỉ chậm một chút thì sẽ dẫn đến việc chậm giải ngân chung, chưa kể còn phải thực hiện quy trình thủ tục ở cả 2 phía.

Sẽ đạt bao nhiêu?

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 70/NQ-CP trong đó đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho các bộ, ngành liên quan. Đáng chú ý, Nghị quyết của Chính phủ đã chỉ đạo đến hết 31/8 phải rà soát thực hiện điều hoà, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, chuyển vốn từ dự án không hấp thụ được sang các dự án hấp thụ vốn tốt, sử dụng hiệu quả, đồng thời yêu cầu Bộ KH&ĐT hàng tháng phải tổng hợp các nguyên nhân vướng mắc để báo cáo Chính phủ.

Nghị quyết này cũng đã đề ra những yêu cầu rất cụ thể như khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trong thời hạn 4 ngày kể từ ngày có khối lượng được nghiệm thu, làm thủ tục thanh toán ngay với Kho bạc Nhà nước, không dồn vốn vào cuối năm. Đối với các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, phải khẩn trương phê duyệt quyết toán, giải ngân hết số vốn cho các nhà thầu theo nội dung hợp đồng; chủ động rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chuyển kế hoạch vốn năm 2017 của các dự án chậm tiến độ thực hiện và giải ngân sang các dự án khác có nhu cầu, có tiến độ giải ngân tốt, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. Đối với các bộ, cơ quan và địa phương nếu đến hết tháng 8/2017 đã giải ngân trên 80% kế hoạch vốn nước ngoài được giao, nếu có nhu cầu bổ sung kế hoạch vốn nước ngoài, khẩn trương có văn bản gửi các Bộ: KH&ĐT, Tài chính để tổng hợp trên cơ sở bảo đảm cân đối và bội chi ngân sách, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Theo ông Trần Quốc Phương, việc điều hoà vốn đầu tư công về các đơn vị là biện pháp kỹ thuật hợp lý, theo đó quá trình rà soát sẽ điều chuyển những dự án không giải ngân được, giải ngân chậm hoặc khả năng không hấp thụ được sẽ chuyển sang những dự án giải ngân tốt, có khả năng tiêu thụ được vốn trong năm 2017, để làm sao sử dụng hiệu quả toàn bộ phần ngân sách đầu tư công phục vụ cho tăng trưởng.

Với nguồn vốn ODA, ông Lưu Quang Khánh cho rằng, để thúc đẩy giải ngân nguồn vốn này, các bộ, ngành phải chỉ đạo quyết liệt để thực hiện các dự án. Bên cạnh việc chỉ đạo, bám sát tiến độ thì phải hạn chế tối đa việc điều chỉnh dự án. Đồng thời, phải kiểm soát chặt chẽ tiến độ đối với những dự án phải kết thúc trong năm 2017, năm 2018. Ông Lưu Quang Khánh cũng nhấn mạnh, Ban chỉ đạo trực tiếp nguồn vốn ODA cần cương quyết xử lý những vấn đề phát sinh tại những dự án trọng điểm hiện đang có vấn đề. Với những vấn đề vượt thẩm quyền thì cần báo cáo tổ chức xem xét quyết định, trong đó, có thể sẽ tái thu nguồn vốn hoặc tái cơ cấu dự án, chuyển nguồn vốn đó cho những dự án có khả năng giải ngân tốt hơn.

Đại diện Bộ KH&ĐT cũng cho biết, liên quan đến nguồn vốn ODA, từ tháng 7/2017, Việt Nam chính thức phải vay ODA với lãi suất cao hơn và thời hạn ngắn hơn so với trước đây. Từ trước đến nay nhiều người cho rằng ODA là viện trợ, cho nên không quan tâm hiệu quả dự án, không phát huy vai trò làm chủ trong đề xuất dự án. Vì thế, Ban chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi đang tiến hành điều tra, nếu dự án không làm được sẽ không cấp vốn. Bên cạnh đó, do giá vốn tăng, Chính phủ đã đưa ra các giải pháp quản lý và sử dụng ODA, như thực hiện cho vay lại một phần đối với nhiệm vụ chi ngân sách địa phương để cùng chung gánh vác với Chính phủ.

Theo ông Trần Quốc Phương, để hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công, nhiệm vụ các tháng còn lại rất nặng nề. Chỉ thị 24/CT-TTg về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xác định đây là nhiệm vụ chính trị của cả hệ thống, nhấn mạnh vai trò, trong đó trách nhiệm người đứng đầu cơ quan để tăng cường hoạt động điều hành có hiệu quả. Riêng với giải ngân, bên cạnh thông lệ cuối năm tốc độ giải ngân cao, thì việc điều hành của Chính phủ như điều hoà vốn, điều chuyển vốn dẫn tới tốc độ giải ngân hy vọng sẽ đúng yêu cầu. Đại diện Bộ KH&ĐT nhấn mạnh, nhiệm vụ, giải pháp đã có, trách nhiệm còn lại thuộc các ngành, các cấp, địa phương. Ông Phương cũng cho rằng, “giải ngân với tỷ lệ 100% thì khó những chắc chắn sẽ đạt được gần 100%”.

Việc điều hoà vốn đầu tư công về các đơn vị là biện pháp kỹ thuật hợp lý, theo đó quá trình rà soát sẽ điều chuyển những dự án không giải ngân được, giải ngân chậm hoặc khả năng không hấp thụ được sẽ chuyển sang những dự án giải ngân tốt, có khả năng tiêu thụ được vốn trong năm 2017, để làm sao sử dụng hiệu quả toàn bộ phần ngân sách đầu tư công phục vụ cho tăng trưởng.

推荐内容