【kết quả bóng đá c1 mới nhất】Người dân vẫn ồ ạt đưa trẻ đi xét nghiệm sán lợn

时间:2025-01-10 19:10:24来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh

Do thời tiết sáng nay mưa phùn nên nhiều phụ huynh khi xếp số đăng ký xét nghiệm xong đã di chuyển vào trong nhà ngồi chờ. Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã bố trí sẵn ghế phục vụ bệnh nhân và người thân.

Theườidânvẫnồạtđưatrẻđixétnghiệmsánlợkết quả bóng đá c1 mới nhấto ghi nhận của phóng viên sáng nay có khoảng 200 bậc phụ huynh đưa trẻ đi xét nghiệm tìm sán lợn. Bệnh viện phải bố trí nhiều bàn tiếp đón, tránh tình trạng người dân phải chờ đợi quá lâu.

Khi được hỏi, hầu hết các bậc phụ huynh đều trong tâm trạng lo lắng, bất an.

Anh Nguyễn Văn Hải, Thuận Thành, Bắc Ninh cho biết, mấy đêm trở lại đây anh gần như không ngủ vì lo lắng cho con. Do vậy cố gắng sắp xếp công việc để đưa cháu ra Hà Nội xét nghiệm. “Nếu chẳng may cháu có bị thì gia đình sẽ chữa luôn cho cháu, chữa sớm hy vọng sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của cháu sau này", anh Hải lo lắng.

Trước đó, ngày 18/3, tại Bắc Ninh dù đã có thông báo xét nghiệm tại địa phương, nhưng gần 700 gia đình vẫn đưa con về Hà Nội xét nghiệm ở các bệnh viện.

Chỉ riêng trong một buổi sáng 18/3, đã có gần 400 trẻ đến Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương để làm xét nghiệm sán lợn. Các bác sĩ đã bắt đầu là việc từ 5h sáng với 10 bàn khám và Viện hẹn các gia đình sau 1 đến 3 ngày sẽ có kết quả xét nghiệm.

Còn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bác sỹ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp cho biết, sáng 18/3 đã có khoảng 300 trẻ tại Bắc Ninh được gia đình đưa đến bệnh viện để xét nghiệm. Nhiều gia đình đi từ 3 đến 4 giờ sáng. Thậm chí còn có trường hợp đi từ 1 giờ sáng vì nóng lòng muốn xét nghiệm sớm cho con.

Nói về việc người dân ồ ạt đưa trẻ đi xét nghiệm sán lợn, bác sỹ Trần Thị Hải Ninh cho biết, khi 1 trẻ đi xét nghiệm sẽ kéo theo 1 đến 2 người lớn đi kèm khiến bệnh viện trong tình trạng quá tải. Vì thế, để tránh người dân phải đi lại nhiều, sau khi có kết quả xét nghiệm bệnh viện sẽ chuyển phát nhanh về cho gia đình.

nguoi dan van o at dua tre di xet nghiem san lon
Hàng trăm bậc phụ huynh đưa trẻ đi xét nghiệm sán tại Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng sáng 19/3. Ảnh: DN
nguoi dan van o at dua tre di xet nghiem san lonGiá thịt lợn tại chợ truyền thống giảm, siêu thị giữ ổn định
nguoi dan van o at dua tre di xet nghiem san lonThủ tướng yêu cầu Bộ Công an điều tra vụ nhiễm sán lợn tại Bắc Ninh

Một số chuyên gia khác cũng lên tiếng cho rằng việc phụ huynh ồ ạt đưa trẻ đi xét nghiệm sán lợn là chưa thực sự cần thiết.

Trước lo lắng của nhiều người hiện nay về nguồn lây cũng như mức độ nguy hiểm của sán lợn, trao đổi với phóng viên, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, việc chẩn đoán hiện tại trẻ có đang mắc bệnh ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào nhiều yếu tố vì xét nghiệm ELISA kháng thể dương tính có thể do đã bị nhiễm bệnh trước đó. Vì vậy, việc chẩn đoán chính xác nguồn lây truyền, đường lây truyền cần có các điều tra, đánh giá dịch tễ cẩn thận, rõ ràng, chính xác đảm bảo khách quan dựa trên các bằng chứng khoa học.

Cũng theo ông Phu, hiện các bác sỹ của Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương cùng Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đang tích cực khám, chẩn đoán, phát hiện các triệu chứng, đánh giá các nguyên nhân, các yếu tố dịch tễ, tiền sử sử dụng các loại thức ăn bị ô nhiễm, làm xét nghiệm và tiến hành các phân tích để có chẩn đoán.

GS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhấn mạnh, đây không phải là một vụ dịch, không phải ngộ độc thực phẩm hay bệnh cấp tính, do đó các cha mẹ không nên hoang mang.

“Bệnh ấu trùng sán lợn được điều trị khỏi bằng các thuốc Praziquantel và Albendazole. Người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng”, ông Kính khẳng định.

Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn, theo ông Phu, người dân thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

"Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn). Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông. Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi", Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng nói.

Được biết, bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới, người mắc bệnh thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín.

Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành. Theo số liệu được báo cáo của các cơ sở điều trị đến nay, có ít nhất 55 tỉnh, thành có trường hợp bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn.

Bệnh ấu trùng sán lợn do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.

相关内容
推荐内容