【soi kèo santos】Việt Nam đề nghị các đối tác ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông
Diễn ra trong 4 ngày với 20 hoạt động,ệtNamđềnghịcácđốitácủnghộlậptrườngcủaASEANvềBiểnĐôsoi kèo santos Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 (AMM-57) và các hội nghị liên quan để lại nhiều dấu ấn về một ASEAN kết nối và tự cường.
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tham dự các hội nghị.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, về kết nối, tính kết nối được phản ánh rõ nét qua từng hoạt động. Các nước đề cao đoàn kết và tin cậy là điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của ASEAN.
"Riêng với Việt Nam, kỳ hội nghị lần này còn là tình cảm chân thành và xúc động của các nước dành cho chúng ta trong thời khắc cả nước tiếc thương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tuyên bố chia buồn của các lãnh đạo cấp cao ASEAN ngày 24/7 là một minh chứng sâu sắc và giàu ý nghĩa", Thứ trưởng chia sẻ.
Trong quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, gắn kết được thể hiện qua nỗ lực mở rộng hợp tác trong kinh tế số, chuyển đổi xanh, tự cường chuỗi cung ứng, cũng như tăng cường kết nối khu vực về hạ tầng, thể chế, con người...
Các hội nghị cũng cho thấy rõ nỗ lực thúc đẩy ASEAN kết nối và vươn tầm rộng lớn hơn. Các nguyên tắc và chuẩn mực ứng xử của ASEAN tiếp tục được đề cao, khẳng định vai trò và đóng góp của ASEAN cả ở khu vực và thế giới.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 do Việt Nam tổ chức tháng 4/2024 được các nước đánh giá cao, không chỉ đóng góp vào nỗ lực tăng cường liên kết khu vực, mà còn đóng góp cho Thượng đỉnh Tương lai Liên Hợp Quốc vào tháng 9 tới, gắn kết quan tâm chung của khu vực với toàn cầu.
Vềtự cường, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết, các nước nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc nâng cao tự cường trong bối cảnh phức tạp, khó lường hiện nay.
"Câu trả lời cho tất cả các vấn đề đang đặt ra nằm ở hai chữ “tự cường”, cũng chính là khả năng và năng lực của ASEAN vượt qua mọi biến động của thời cuộc.
Tự cường để chủ động ứng phó với các thách thức, tự cường để sẵn sàng đón nhận các cơ hội, tự cường để luôn bản lĩnh trước mọi khó khăn. Với ý nghĩa quan trọng đó, “tự cường” và “kết nối” sẽ được thể hiện xuyên suốt trong các Chiến lược hợp tác triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045", Thứ trưởng phân tích.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao khẳng định, Việt Nam ủng hộ và hỗ trợ Lào đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch ASEAN 2024. Trên tinh thần đó, đoàn Việt Nam tham gia các hội nghị với tâm thế chủ động, tích cực, trách nhiệm, cùng đóng góp vào công việc chung.
Kế hoạch của Việt Nam về tiếp tục triển khai sáng kiến Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 được các nước quan tâm, đón nhận.
Việt Nam đã đề xuất cách tiếp cận cho ASEAN dựa trên 4 yếu tố, gồm: Tầm nhìn chiến lược, đoàn kết vững vàng, vai trò trung tâm và hành động cụ thể.
Việt Nam đã cùng các nước khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN trong vấn đề quốc tế và khu vực, nhấn mạnh sự cần thiết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông chất lượng, hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Ngoài ra, Việt Nam đề nghị các đối tác ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông cũng như nỗ lực của ASEAN xây dựng Biển Đông là vùng biển của hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.