TheƯutiênchếbiếnsâti so kolno số liệu từ Sở Công Thương Hà Giang, những năm gần đây, một số dự án lớn trong lĩnh vực chế biến nông - lâm sản trên địa bàn tỉnh đã được đưa vào sản xuất. Từ đó, tạo nên sự thay đổi đáng kể trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Tiêu biểu, đã có 4 dự án chế biến gỗ lớn đi vào hoạt động, gồm: Nhà máy Sản xuất ván ép công suất 50.000m3; Nhà máy Sơ chế gỗ tươi thành gỗ thanh sấy xuất khẩu; Nhà máy Sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu và Nhà máy Sản xuất viên gỗ nén công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm. Ngoài các doanh nghiệp lớn, trên địa bàn tỉnh còn có 156 cơ sở chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, với doanh thu khoảng 400 tỷ đồng/năm. Các cơ sở chế biến gỗ phân bố ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh như Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên; sản phẩm cũng rất đa dạng, gồm: Gỗ xẻ, gỗ bóc, dăm gỗ, giấy… Với nhu cầu thị trường còn rất lớn, Hà Giang đã và đang hỗ trợ tiếp tục triển khai xây dựng 3 dự án lớn trong lĩnh vực này. Sản xuất chè cũng đang là lĩnh vực nhận được nhiều ưu đãi cho phát triển của tỉnh. Trên địa bàn hiện có 653 cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến chè. Một số cơ sở lớn đã đưa dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất lớn vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, được ưa chuộng trên thị trường. Có thể thấy, Hà Giang đã và đang đi đúng hướng trong phát triển các sản phẩm chủ lực, từ đó dần công nghiệp hóa sản xuất ở khu vực nông thôn. Trong thành quả đó có sự góp sức không nhỏ từ chương trình khuyến công. Chỉ tính 5 năm vừa qua, khuyến công Hà Giang đã hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị mới vào sản xuất cho 27 cơ sở chế biến chè, 3 cơ sở sản xuất ván bóc và 23 cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm khác như: Tinh bột nghệ, tinh bột sắn, thủ công mỹ nghệ… Dù vậy, với khả năng cập nhật thông tin về thị trường, công nghệ còn rất hạn chế, quy mô cũng như năng lực về vốn của các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh hầu hết nhỏ và rất nhỏ, cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại không thuận lợi. Do vậy, việc phát triển sản xuất, thương mại cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nguồn vốn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực Công Thương hàng năm trong xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, phát triển làng nghề… thấp, chưa đáp ứng nhu cầu. Sự phối hợp giữa chính quyền các cấp chưa nhuần nhuyễn dẫn đến việc triển khai các chính sách, chương trình, đề án chậm, ảnh hưởng không chỉ tới các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mà còn tiến độ, kế hoạch chương trình mục tiêu của tỉnh. Với định hướng công nghiệp chế biến tiếp tục là đối tượng được ưu tiên, tỉnh khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực có lợi thế, phát triển sản phẩm chủ lực. Trong đó, tăng cường hỗ trợ các mô hình đối với công nghiệp sản xuất, chế biến nông - lâm sản; chuyển giao ứng dụng dây chuyền sản xuất tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chủ lực. Riêng với ngành chè, tỉnh tiên quyết phát triển quy mô sản xuất gắn với vùng nguyên liệu hoặc bảo đảm nguyên liệu đầu vào. Đầu tư trồng chè thâm canh, ứng dụng khoa học - công nghệ để sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Triển khai xây dựng các làng nghề sản xuất chè sạch và chè hữu cơ ở địa phương có điều kiện phù hợp; khuyến khích các hộ, nhóm hộ gia đình đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến tới xây dựng thương hiệu chè Hà Giang, đặc biệt là những loại chè được sản xuất từ giống chè cổ thụ.
|