【đội hình al-kholood club gặp al ittihad】Sẽ xử phạt nặng nếu trục lợi tăng giá khẩu trang
>> Hàng y tế phòng dịch Corona tăng giá chóng mặt,ẽxửphạtnặngnếutrụclợitănggiákhẩđội hình al-kholood club gặp al ittihad quản lý thị trường 'vào cuộc'
>> Người dân chen lấn mua khẩu trang tại chợ thuốc lớn nhất miền Bắc
Doanh nghiệp tính đến nhập khẩu nguyên liệu từ châu Âu
Trước thông tin nhân dịch cúm Corona, nhiều cửa hàng kinh doanh đã tăng giá rất cao mặt hàng khẩu trang, nước sát khuẩn để trục lợi, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ, đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan báo cáo về tình hình này.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) Lê Thành Công, để phòng chống dịch, nhu cầu mặt hàng khẩu trang đã tăng đột biến.
“Cả nước có 46 đơn vị sản xuất khẩu trang nhưng nguyên liệu phụ thuộc phía Trung Quốc và bị động kế hoạch sản xuất do sát Tết Nguyên đán. Vừa qua, có đơn vị ở Trung Quốc đề nghị nhập khẩu khẩu trang từ Việt Nam. Hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất khẩu trang đang tìm nguyên liệu mới từ châu Âu, các quốc gia khác để nhập khẩu, sản xuất. Về dung dịch sát khuẩn, chủ yếu dùng trong đơn vị y tế qua đấu thầu mua sắm, giờ mỗi gia đình đều có nhu cầu thì việc đáp ứng là khó khăn” - ông Lê Thành Công nói.
Theo ông, không có chuyện bệnh viện bán khẩu trang, dung dịch sát khuẩn ra ngoài vì bản thân các bệnh viện rất lo các nguồn cung ứng nội bộ để phòng chống dịch.
Liên quan đến việc niêm yết giá theo quy định của pháp luật, Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Anh Tuấn (Bộ Tài chính) cho biết, khẩu trang không nằm trong danh mục bình ổn giá nhưng phải thực hiện niêm yết giá. Trường hợp không niêm yết giá và bán theo giá niêm yết sẽ bị xử phạt.
“Trường hợp không bán theo giá niêm yết, ngoài xử phạt từ 10 - 15 triệu đồng, còn phải buộc trả lại khách hàng tiền bán cao hơn giá niêm yết. Quy định này đã nêu rõ tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ. Thẩm quyền xử phạt của lực lượng quản lý thị trường từ trung ương đến địa phương và thanh tra tài chính từ trung ương đến địa phương” - ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết thêm.
Sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm nếu vi phạm
Rất quan tâm đến vấn đề này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu “ngày mai phải ra quân ngay và triển khai quyết liệt vấn đề này”.
“Về nguyên tắc, khẩu trang không phải là mặt hàng bình ổn giá, nhưng theo quy định của pháp luật về giá, tất cả các mặt hàng phải niêm yết giá, không niêm yết sẽ bị xử phạt và bán không đúng giá niêm yết xử phạt nặng hơn. Đề nghị lực lượng thanh tra tài chính và quản lý thị trường kiểm tra và xử phạt thật nặng nếu vi phạm” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh thêm.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công thương đã có văn bản gửi các địa phương nêu rõ các hành vi xử lý vi phạm, trong trường hợp khẩu trang đạt chất lượng nhưng có hành vi trục lợi, tăng giá.
“Xử lý hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý đối với mặt hàng khẩu trang, theo điểm C khoản 2 Điều 10 của Luật Giá đã cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch hoạ lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa bất hợp lý để trục lợi. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh được định giá nhưng phải theo quy định, niêm yết giá và bán giá theo quy định. Theo Khoản 1 Điều 46, Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất hàng giả (hiện có cả khẩu trang giả). Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng quy định, người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, có thể xử phạt từ 30 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng tới 3 năm”.
Mặt hàng khẩu trang y tế không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá, hoặc hàng hóa nhà nước định giá, nhưng chúng ta hiện có rất nhiều văn bản quy định về vấn đề này. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công thương đã yêu cầu lực lượng quản lý thị trường trên toàn quốc thực hiện nghiêm và xử lý các hành vi vi phạm./.
Minh Anh