【tỷ lệ 2】Người dân vùng cao đổi đời nhờ ứng dụng công nghệ 4.0
Từ năm 2017 đến nay,ườidânvùngcaođổiđờinhờứngdụngcôngnghệtỷ lệ 2 tại huyện Nam Trà My, định kỳ từ ngày 1-3 hàng tháng đều tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh và hàng nông sản, dược liệu để doanh nghiệp, người dân giới thiệu sản phẩm cho du khách. Tuy nhiên, do phiên chợ chỉ diễn ra có 3 ngày nên thời gian còn lại trong tháng mọi giao dịch mua bán sâm, dược liệu đều thông qua mạng xã hội.
Bà con đổi đời nhờ công nghệ 4.0
Gần đây, hầu hết bà con trồng sâm và hộ kinh doanh sâm, dược liệu đều sử dụng các nền tảng Facebook, zalo, youtube để đăng bán sản phẩm.
Nhờ sức lan tỏa rộng rãi của mạng xã hội nên sâm Ngọc Linh, dược liệu từ núi rừng Nam Trà My dễ dàng được cung cấp đến hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.
Chị Alăng Thị Hóc ở thôn 3 xã Trà Linh, chủ yếu giao dịch sâm Ngọc Linh qua facebook và zalo.
Hằng ngày, chị Hóc thu mua sâm của bà con trong làng sau đó đăng sản phẩm lên mạng xã hội kèm giá cả, số điện thoại liên lạc. Khi có người tương tác đặt mua, chị Hóc lấy thông tin khách hàng và sử dụng dịch vụ ship hỏa tốc đến tận nhà cho khách và thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng hoặc dịch vụ thu tiền hộ (ship COD). Nhờ vậy mà mỗi tháng bình quân chị bán được từ 2 đến 4 kg sâm củ. Đồng thời tự duy trì cho mình lượng khách hàng ổn định từ facebook.
Còn đối với hộ trồng sâm như chị Hồ Thị Blup ở làng Tắc Lang xã Trà Linh đã quan tâm đến việc bán sâm Ngọc Linh trên mạng xã hội được chừng 3 năm trở lại đây. Thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm nên ít người liên hệ. Nhưng nhờ học hỏi, tương tác trên môi trường mạng, giờ đây bình quân mỗi tháng chị Blup bán được gần 5kg sâm củ, sâm giống.
“Ở trên núi cao này không thể mang sâm nhà trồng để đi rao bán khắp nơi được, hơn nữa sâm Ngọc Linh bán theo trọng lượng, mình trữ lâu ngày sẽ bị hao hụt và hỏng. Nhưng nhờ zalo, facebook mình ngồi tận vườn sâm đăng ảnh, video lên, khách hàng cả nước tương tác và chọn lựa sản phẩm. Nhiều lúc mình livestream ngay tại vườn sâm để giới thiệu về sâm Ngọc Linh nên khách hàng rất thích thú, tin tưởng về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm mình bán ra" - chị Blup chia sẻ.
Chủ tịch UBND xã Trà Linh Hồ Văn Thể cho biết, toàn xã hiện có 728 hộ gia đình trồng sâm Ngọc Linh. Trong đó khoảng 690 hộ trồng trực tiếp dưới tán rừng, còn lại 38 hộ già yếu không lên núi được nên nhờ người thân trồng giúp. Qua khảo sát đa số các hộ đồng bào Xê Đăng trồng sâm Ngọc Linh đều tạo lập facebook, zalo, tiktok để đăng ảnh, livestream bán sâm củ, sâm hạt, lá sâm và cây giống.
Trước đây bà con chủ yếu bán cho thương lái vì địa hình xa xôi, cách trở nên dễ bị ép giá hoặc không nắm rõ giá thị trường. Bây giờ nhờ công nghệ 4.0 bà con đồng bào đều biết đăng sản phẩm lên các trang mạng xã hội để giới thiệu tới khách hàng. Không chỉ biết cách sử dụng nền tảng giao thương mới mà qua đó, bà con còn tự xây dựng được lượng khách hàng ổn định, tin cậy.
Hướng tới thương mại điện tử
Không riêng gì người dân, giờ đây, các doanh nghiệp kinh doanh sâm Ngọc Linh ở Nam Trà My cũng chọn cách sử dụng các nền tảng mạng xã hội để giao thương.
Chị Hồ Thị Thúy Ngân là chủ showroom Sâm Ngọc Linh Tuấn Ngân (xã Trà Mai), thông qua các nền tảng mạng xã hội, trang web kinh doanh, chị đã giới thiệu, quảng bá sản phẩm sâm Ngọc Linh ra thị trường để khách chọn mua. Bình quân mỗi tháng cơ sở Tuấn Ngân bán được hơn 2kg sâm củ qua mạng xã hội.
Khi khách mua hàng qua mạng xã hội, chị Ngân sẽ lấy địa chỉ để gửi theo đường hoả tốc trong vòng 1 ngày đến tận nhà nên người mua rất hài lòng, hình thức thanh toán thực hiện trên môi trường điện tử.
Cuối tháng 3 vừa rồi, chị Ngân được tham gia khoá đào tạo chuyển đổi số trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp do Bộ kế hoạch đầu tư tổ chức tại TP Tam Kỳ. Tại đây, chị Ngân được tìm hiểu về các giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, được hướng dẫn áp dụng các giải pháp đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử... để mở rộng giao thương trên môi trường mạng.
Từ năm 2017, huyện Nam Trà My đã thành lập Facebook Thủ phủ sâm Ngọc Linh và kênh youtube Phiên chợ sâm Ngọc Linh. Thông qua 2 nền tảng mạng xã hội này, huyện đã tập trung quảng bá cây sâm Ngọc Linh, các loài dược liệu quý và văn hóa đồng bào Ca Dong, Xê Đăng, Bh'noong đến với du khách cả nước. Riêng kênh yotube hiện đã có hơn 12.000 người đăng ký…
Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My Trần Văn Mẫn cho hay, năm 2023 về thương mại số, huyện đặt ra mục tiêu phấn đấu hơn 30% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử, hơn 60% đặc sản địa phương, sản phẩm khởi nghiệp, OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử. Huyện sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ tập huấn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và bà con nhân dân tăng cường ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, mua bán, thanh toán trực tuyến, hợp đồng điện tử, nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử...
“Tới đây chúng tôi sẽ hỗ trợ bà con phát triển thương mại điện tử theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và bền vững hơn, nhất là tập trung đưa sản phẩm lên các sàn thương mại lớn có lượng người truy cập nhiều" - ông Mẫn cho biết.
Cùng với đó, Nam Trà My cũng sẽ phát triển mạnh Phiên chợ sâm trên không gian ảo theo công nghệ VR, AR, AI, Blockchain, 3D-Printing; xây dựng sàn thương mại điện tử riêng về phiên chợ sâm và dược liệu; tổ chức số hóa các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh và dược liệu đặc trưng để tạo mã QR Code đặt tại phiên chợ và các điểm công cộng nhằm giúp du khách tìm hiểu về giá trị văn hóa, dược liệu, công dụng, giá cả cho từng sản phẩm.
Với việc người dân và doanh nghiệp biết tận dụng mạng xã hội để giao thương hàng hóa đã giúp giải quyết bài toán về thị trường, tăng cơ hội giới thiệu quảng bá sản phẩm. Đây cũng là tiền đề thuận lợi để địa phương triển khai chuyển đổi số mạnh mẽ về thương mại điện tử trong thời gian tới.
Nguyễn Hoàng Thọ(Sở TT&TT Quảng Nam)
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/774d791390.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。