【nhan dinh city】Những gói hỗ trợ “chạm đến trái tim”
作者:Thể thao 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:31:21 评论数:
Cùng với các gói hỗ trợ về tài khóa miễn, giảm, gia hạn nhiều khoản thuế, phí và lệ phí; gói hỗ trợ về tiền tệ, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn như hiện nay, các gói hỗ trợ này được ví như đã “chạm đến trái tim” người dân Việt Nam.
Hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng thần kỳ trong khó khăn
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, kinh tế không tăng trưởng theo dự kiến khiến các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng, Chính phủ đã không ngần ngại, ngay lập tức ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng do dịch bệnh, bao gồm các gói hỗ trợ về tài khóa, tín dụng và an sinh xã hội…
Cụ thể như Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19... Cùng với đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 về gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất cho nhiều đối tượng. Sau đó gần đúng 1 năm, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021 cho nhiều đối tượng doanh nghiệp. Ngoài ra, nhiều thông tư hướng dẫn và triển khai thực hiện ở từng lĩnh vực cụ thể, từng bộ, ngành và địa phương trên khắp cả nước đã được ban hành.
Kết quả tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới và 6 tháng đầu năm 2021 GDP tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 cho thấy những gói chính sách đó đã đi vào cuộc sống.
|
Chính vì thế ở thời điểm còn nhiều khó khăn này, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương tiếp tục ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu cơ quan soạn thảo và các bộ, ngành liên quan bám sát, thực hiện nghiêm túc các kết luận của Bộ Chính trị. Theo người đứng đầu Chính phủ, "Nghị quyết phải kịp thời hiệu quả, đúng đối tượng, minh bạch, đáp ứng được nguyện vọng của đa số người dân và thực tế, không để xảy ra tiêu cực".
Cũng như các gói hỗ trợ trước đây, gói hỗ trợ mới này nhận được sự ủng hộ rất lớn từ dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, các gói hỗ trợ dù ít hay nhiều đều đã “chạm đến trái tim” của người dân Việt Nam, thể hiện sự sẻ chia của Chính phủ đối với các đối tượng yếu thế, đối tượng gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch Covid-19.
Theo các chuyên gia kinh tế, với chính sách này, các doanh nghiệp, cá nhân có thêm nguồn lực tài chính vượt qua khó khăn, tăng sức cạnh tranh bởi dòng tiền thay vì nộp vào ngân sách nhà nước thì trước mắt chưa phải nộp mà doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền đó vào hoạt động kinh doanh nhằm duy trì sản xuất, kinh doanh, mà không phải đi vay và trả lãi vay.
Gói hỗ trợ “tăng niềm tin chính sách”
Trả lời phỏng vấn báo chí, chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, từ năm 2020 việc giãn cách xã hội đã khiến một bộ phận lớn người lao động, công nhân, các tầng lớp yếu thế trong xã hội gặp khó khăn, do đó Chính phủ đã có gói an sinh xã hội mang tính nhân văn cao hỗ trợ các đối tượng này.
“Sang năm 2021, trải qua làn sóng thứ 4 của đại dịch, rất nhiều đối tượng bị ảnh hưởng cho nên Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP. Đây là gói hỗ trợ hết sức cần thiết và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tôi cho rằng với khoản hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, đây là gói tương đối lớn trong bối cảnh ngân sách còn khó khăn như hiện nay” - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.
Nhìn lại thời gian qua, ông Đinh Trọng Thịnh cho biết, Chính phủ đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có chính sách giãn hoãn nộp thuế và tiền thuê đất, được doanh nghiệp đánh giá cao, vì đó là lượng tiền có sẵn trong tay các doanh nghiệp và họ dùng được ngay vào hoạt động trả lương, mua nhiên nguyên vật liệu… hay cho đầu tư phát triển.
“Nhân đây tôi cũng muốn nhắc đến gói miễn giảm 30 loại phí, lệ phí cũng có tác động rất lớn đối với doanh nghiệp, gói này tác động trực tiếp làm cho chi phí sản xuất kinh doanh giảm rõ rệt, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Thịnh cho hay.
Ông Đinh Trọng Thịnh cũng đề cập đến gói thứ 3 tương đối lớn, đó là tái cấu trúc nợ vay, không nâng nhóm nợ của ngân hàng cho các doanh nghiệp. Gói này chỉ tác động với DN đã vay vốn trong thời gian dịch bệnh bùng phát và đến 31/12/2021 theo thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông, nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp có thể vay được vốn để sản xuất rẻ hơn, giúp cho doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh tốt nhất. Ngoài ra, có những gói hỗ trợ về cho vay với lãi suất thấp hoặc 0% để trả lương cho công nhân ở doanh nghiệp bị tác động xấu bởi đại dịch, gói miễn giảm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội với những doanh nghiệp khó khăn…
Có chuyên gia kinh tế cho rằng, sự xuất hiện của gói hỗ trợ mới nhất này là tất yếu, là sự tiếp tục của gói hỗ trợ doanh nghiệp đã thông qua trong năm 2020 và tiếp tục hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng mà năm ngoái triển khai. Dù là 26 nghìn tỷ đồng quy mô nhỏ hơn nhưng điều kiện tiếp cận, khả năng tiếp cận sẽ cao hơn, góp phần đảm bảo ổn định an sinh xã hội, đảm bảo sự công bằng và từ đó tăng thêm niềm tin chính sách, niềm tin tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.
Chính phủ nói đi đôi với làm Theo chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong, việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 là sự tiếp nối phù hợp để hỗ trợ an sinh xã hội bên cạnh các chương trình, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như Nghị định 52 và các chính sách về tín dụng ngân hàng. Mặc dù quy mô không phải là lớn nhưng điều kiện tiếp cận đơn giản hơn, đối tượng tiếp cận rộng hơn đã làm tăng cao tính khả thi, do đó sẽ được người dân hoan nghênh, hưởng ứng hơn. “Nghị quyết 68 này thể hiện rõ ràng quan điểm của Chính phủ là nói đi đôi với làm. Nó cho thấy Chính phủ luôn luôn lắng nghe, tiếp thu, cầu thị, có sự đáp ứng khá linh hoạt” - TS. Nguyễn Minh Phong nhận định. Về con số hỗ trợ theo Nghị quyết ước tính khoảng 26.000 tỷ đồng, TS. Nguyễn Minh Phong nhận định dù đây là mức khiêm nhường về quy mô, nhưng phù hợp xét trong điều kiện nước ta còn khó khăn tài chính, mức độ ảnh hưởng tới các đối tượng không liên tục và kéo dài như năm ngoái. Điểm đặc biệt của Nghị quyết này là chú trọng đến người lao động trực tiếp và người lao động tự do, khắc phục được nhiều hạn chế của các gói cho vay, hỗ trợ năm trước. Cùng với việc triển khai Nghị định 52 của Chính phủ, Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước, cùng với triển vọng tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới sắp tới, TS. Nguyễn Minh Phong tin rằng chính sách này sẽ cùng góp phần giúp Việt Nam thực hiện tốt các mục tiêu, kế hoạch của năm 2021. Bên cạnh đó, để đảm bảo Nghị quyết được triển khai hiệu quả tới người dân, TS. Nguyễn Minh Phong lưu ý trong quá trình triển khai phải có các tiêu chí, quy định cụ thể, công khai, minh bạch. Có thể lập đường dây nóng để hỗ trợ, giải thích chính sách cho người dân cũng như để người dân phản ánh các ý kiến, vướng mắc khi thụ hưởng chính sách, đồng thời tránh việc lạm dụng, thất thoát. |
Minh Anh