【kết quả vòng 10 ngoại hạng anh】Dáng dấp làng thông minh đang từng bước hình thành

时间:2025-01-10 20:35:50来源:88Point 作者:Thể thao

 Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch nông nghiệp công nghệ cao theo định hướng làng thông minh (LTM)” tại huyện Phú Giáo vừa khép lại nhưng đã mở ra hướng phát triển xanh với dáng dấp LTM trên nền tảng nông nghiệp công nghệ cao,ángdấplàngthôngminhđangtừngbướchìnhthàkết quả vòng 10 ngoại hạng anh gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch của huyện. LTM hướng đến mục tiêu kiến tạo, hứa hẹn trở thành nơi đáng sống và là biểu tượng xanh của tỉnh Bình Dương.

 

Giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tại Gian hàng trưng bày sản phẩm nông sản nông nghiệp xã An Bình

 Giàu tiềm năng, lợi thế phát triển

Phú Giáo có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Phú Giáo có 10/10 xã được công nhận đạt chuẩn xã NTM. Đặc biệt, có 3 xã Tân Hiệp, Tân Long và An Thái được công nhận là xã NTM nâng cao. Mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, huyện sẽ xây dựng thành công 10/10 xã NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Nhờ xây dựng NTM, hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện được đầu tư khá đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông trục chính của huyện với tuyến đường ĐT741 đã tạo nhiều động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao hiện đang trở thành hướng đi tất yếu của huyện với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đang dần được chuyển dịch theo hướng ứng dụng công nghệ cao và an toàn sinh học. Cụ thể, lĩnh vực chăn nuôi của huyện phát triển ổn định; nhiều công ty, trang trại và hộ gia đình mạnh dạn đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến vào sản xuất chăn nuôi, như: Máng ăn, máng uống tự động, công nghệ sau thu hoạch, con giống năng suất cao, hệ thống chuồng lồng, chuồng sàn, hệ thống làm mát và sưởi ấm… đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao đã được quan tâm đầu tư phát triển, như: Trái cây sấy, rau hữu cơ, mía sấy... Đặc biệt, đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao (OCOP) được triển khai rộng rãi. Đến nay, huyện đã có 4 sản phẩm được công nhận OCOP đạt chuẩn 3 sao, 4 sao gắn với chuỗi giá trị có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh cho nông sản, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường.

Thực tế trên địa bàn huyện đã hình thành các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn, như: Khu trồng trọt có diện tích 411,75 ha tại xã An Thái của Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I; khu chăn nuôi bò sữa có diện tích 471 ha và khu sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ của Công ty Cổ phần Vinamit với diện tích hơn 152 ha ở xã Phước Sang. Toàn huyện đã hình thành 11 hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 141 trang trại theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 309 cơ sở, hộ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của nông nghiệp. Cùng với đó, những chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực nông nghiệp như Quyết định số 04 của UBND tỉnh, Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh, chính sách hỗ trợ liên kết, hỗ trợ ứng dụng các mô hình sản xuất sạch, sản xuất hữu cơ, hỗ trợ các hợp tác xã của UBND tỉnh nhằm tái cơ cấu, phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao gắn với sản xuất an toàn, quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân mạnh dạn đầu tư phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế mang lại giá trị cao trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

Cùng với xu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Phú Giáo còn gắn với phát triển du lịch sinh thái bằng việc tận dụng các điểm đến du lịch hấp dẫn, kết hợp với du lịch tâm linh, như: Cầu gãy Phước Hòa, chùa Bửu Phước, di tích dinh Tỉnh trưởng Phước Thành… Đặc biệt, dòng suối Rạc nằm dọc địa bàn các xã An Bình, Tam Lập, khu Hang Cọp (xã Tam Lập) có cảnh quan tự nhiên đẹp, hấp dẫn, khi được quy hoạch đầu tư, nơi đây là điểm có tiềm năng lớn thu hút du khách.

Làng thông minh - biểu tượng xanh

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, cho biết những tiềm năng, thành tựu được ghi nhận tại huyện Phú Giáo trên các lĩnh vực là nền tảng để huyện triển khai mô hình LTM. Mô hình LTM chính là một trong những dạng thức cụ thể hóa của việc chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, LTM là cộng đồng (xóm, thôn, khu phố, xã) ở các vùng nông thôn sử dụng giải pháp sáng tạo dựa trên thế mạnh và cơ hội của địa phương. Trong đó, cộng đồng tham gia chia sẻ để phát triển và thực hiện mục tiêu cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số.

LTM đang là giải pháp nhằm hiện đại hóa khu vực nông thôn, khắc phục khoảng cách kỹ thuật số giữa nông thôn và thành thị, phát triển tiềm năng số hóa ở khu vực nông thôn. Khái niệm LTM đề cập đến các khu vực nông thôn và những cộng đồng mà được xây dựng dựa trên thế mạnh và tài sản hiện có của họ cũng như việc phát triển các cơ hội mới. Từ thực tiễn việc xây dựng LTM tại xã Bạch Đằng (TX.Tân Uyên) sẽ góp phần giúp Phú Giáo có những bài học kinh nghiệm quý báu khi triển khai đề án.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng, Bí thư Huyện ủy Phú Giáo, cho biết: “Xây dựng LTM ở huyện để tạo ra địa điểm cho những sáng kiến về những vấn đề mang tính ứng dụng trong cuộc sống như chuyển đổi số nông thôn, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, việc làm bền vững, năng suất lao động, gắn kết cộng đồng, giáo dục, năng lượng sạch, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. Dự kiến trong tương lai, LTM sẽ trở thành nơi đáng sống, thân thiện môi trường và trở thành một trong những biểu tượng xanh. Trên cơ sở LTM ở huyện sẽ tạo tiền đề cho việc hướng đến xây dựng xã NTM thông minh, tiến tới xây dựng NTM kiểu mẫu bền vững hài hòa giữa các lợi ích kinh tế - xã hội, môi trường mang đậm bản sắc riêng của huyện”.

Trong LTM, các giá trị truyền thống và dịch vụ mới được tăng cường bằng các phương tiện kỹ thuật số, công nghệ viễn thông, đổi mới sáng tạo và việc sử dụng tri thức tốt hơn, vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Công nghệ kỹ thuật số và đổi mới sáng tạo có thể hỗ trợ chất lượng cuộc sống, mức sống cao hơn, dịch vụ công cộng cho công dân, sử dụng tài nguyên tốt hơn, ít tác động đến môi trường hơn và đem lại cơ hội mới cho chuỗi giá trị nông thôn về sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp”.

(Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh)

 KIM HÀ - LÝ HUY

相关内容
推荐内容