“Đánh thức” từng cây sốTrong gói hỗ trợ bằng chính sách tài khóa với tổng quy mô là 291 nghìn tỷ đồng thì đã dành tới hơn 100 nghìn tỷ đồng cho hạ tầng giao thông. Theỉmộtconđườngdồnlựcphụchồkq parmao đó, hàng loạt chính sách đặc thù để quyết liệt “đánh thức” từng cây số như: cho thí điểm áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ và gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư; chỉ định thầu xây lắp kèm theo yêu cầu tiết kiệm khoảng 5% dự toán giá trị gói thầu để đẩy nhanh công tác đấu thầu và có thể lựa chọn được các nhà thầu tốt, nhất là các nhà thầu mạnh, đã thực hiện tốt các gói thầu thuộc Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, các doanh nghiệp xây dựng có uy tín; xem xét thưởng tiến độ từ kinh phí tiết kiệm được cho các nhà thầu hoàn thành sớm tiến độ dự án từ 3 tháng trở lên…
“Đánh thức” từng cây số, trong những ngày qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính liên tục có các cuộc họp với lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội để thúc đẩy triển khai các dự án đường vành đai 3 và 4 tại hai thành phố này. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, đây là các dự án hạ tầng rất quan trọng, có ý nghĩa lớn, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, đô thị cho các địa phương trong vùng Thủ đô và vùng Đông Nam Bộ. Các tuyến đường sẽ tạo ra không gian phát triển mới cho Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh xung quanh, tạo kết nối về kinh tế vùng, giúp chia sẻ và giải quyết nhu cầu giao thông, kết nối và phát huy hiệu quả hơn nữa các tuyến đường hướng tâm, khai thác quỹ đất lớn để phát triển, giảm chi phí logistics và thu hút các nhà đầu tư, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân trong vùng.
Cùng với đó, Chính phủ cũng đã chốt thời hạn cho hàng loạt dự án khác như phấn đấu khởi công dự án đoạn Tân Phú - Bảo Lộc trong tháng 10 năm 2022 và hoàn thành trong năm 2025. Đây là dự án đã được Thủ tướng giao cho tỉnh Lâm Đồng là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và đoạn Bảo Lộc - Liên Khương, với tổng chiều dài 140 km. Tiếp đến là phấn đấu hoàn thành toàn bộ Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào quý I năm 2025. Dự án xây dựng đường bộ cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài với chiều dài toàn tuyến cao tốc là 50 km hiện đã được Chính phủ đồng ý giao cho UBND TP. Hồ Chí Minh là cơ quan có thẩm quyền triển khai… Lấy lại nhịp điệu sôi độngCùng với việc mạnh tay chi, Chính phủ quyết tâm đem nhịp điệu sôi động của cuộc sống thường nhật phải được trở lại. Trước hết là với gần 20 triệu trẻ em, học sinh, sinh viên trong ròng rã nhiều tháng qua đã không được đến trường. Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các địa phương cho học sinh từ 12 tuổi trở lên đi học trực tiếp an toàn trở lại sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sớm nhất có thể. Hiện, tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 ở Việt Nam với người trong độ tuổi từ 12 - 17 đã đạt tới gần 92% người đã tiêm mũi 1, mũi 2 là trên 76%, 37 tỉnh, thành phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm tuổi này. Lĩnh vực thứ hai cần cấp tốc lấy lại nhịp điệu sôi động là ngành công nghiệp không khói.
Ngành du lịch đã chịu tổn thất nghiêm trọng trong hai năm qua. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2020 giảm 76,7% so với năm 2019 và năm 2021 giảm 95,9% so với năm 2020. Du lịch giảm tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực liên quan trong chuỗi giá trị như: vận tải, ăn uống, khách sạn, lữ hành, bán lẻ, thương mại…, nhất là tại các điểm du lịch và hầu hết các địa phương trọng điểm du lịch của cả nước. Trong một công điện vừa được phát đi, Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, các ngành liên quan và các địa phương khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, lộ trình, giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế an toàn, khoa học, hiệu quả, với thông điệp "Việt Nam là điểm đến an toàn". Nhịp điệu sôi động cũng phải được nhanh chóng trở lại nơi miền biên viễn, khi trong những tuần qua, hàng nghìn xe tải chở hàng bị ùn tắc tại cửa khẩu đã thổi bay của nền kinh tế hàng nghìn tỷ đồng. Ngày 13/1/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ngay sau cuộc điện đàm, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan và 7 tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc khẩn trương thành lập nhóm công tác cùng lãnh đạo các bộ, cơ quan, UBND các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh phối hợp với phía Trung Quốc tiếp tục giải quyết vấn đề ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu biên giới, nâng cao hiệu suất thông quan, lưu thông hàng hóa ở của khẩu biên giới, duy trì thương mại thông suốt giữa hai nước, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán, đảm bảo kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, khoa học, an toàn. Kỳ vọng từ gói hỗ trợTheo tính toán của Chính phủ, với khoảng 350 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho nền kinh tế trong hai năm 2022, 2023, dự kiến GDP năm 2022 sẽ tăng thêm 2,9%, năm 2023 tăng thêm 0,2%, có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025 từ 6,5 - 7%/năm. Nếu không, tăng trưởng bình quân giai đoạn này chỉ đạt khoảng 5,4%/năm. Để có thể mạnh tay chi kích GDP bật dậy, trước hết, Chính phủ triển khai tiết kiệm triệt để các khoản chi từ ngân sách nhà nước, phấn đấu tăng thu ngân sách, vượt thu qua lộ trình cải cách thuế, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế; thoái vốn, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước... Sau đó là tính đến việc huy động các nguồn vốn vay từ nguồn trái phiếu Chính phủ trong nước, ODA, các khoản vốn tài trợ nước ngoài.
Đây là lần đầu tiên Chính phủ mạnh tay chi một số tiền lớn như vậy. Vào hơn 10 năm trước, để đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ, Việt Nam có một số chính sách đã ban hành, nhưng cả về quy mô lẫn tính chất, phạm vi, đối tượng đều hẹp hơn, nhỏ hơn. 3 trụ cột cho kinh tế bật dậy được Chính phủ tập trung thực hiện là: khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, huy động mọi nguồn lực để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược. Theo đó, Chính phủ tập trung ưu tiên triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thực sự thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các cấp, các ngành ngay từ đầu năm 2022. Mục tiêu đặt ra là phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 6 - 6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. |