Quyết liệt triệt phá diện tích trồng cây thuốc phiện Trạm Tấu (Yên Bái): Kiên quyết ngăn chặn tái trồng cây thuốc phiện |
Chiều 5/2,ắcGiangPháthiệnngườiđànôngtrồnghơncâythuốcphiệntạivườnnhàkq bong đa y Công an huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, cho biết đã tạm giữ hình sự với Ngô Quang Tăng (SN 1962, trú tại thôn Linh Phú, xã Tuấn Đạo) về việc trồng cây có chứa chất ma túy.
Cây thuốc phiện được phát hiện trong nhà ông Tăng |
Trước đó, vào khoảng 9h30 ngày 4/2, Tổ công tác của Công an huyện Sơn Động phối hợp với Công an xã Tuấn Đạo kiểm tra hành chính chỗ ở của Ngô Quang Tăng.
Quá trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện tại khu vực vườn nhà Ngô Quang Tăng có trồng 2.154 cây thuốc phiện. Làm việc với tổ công tác, ông Tăng khai nhận là cây thuốc phiện (cây anh túc) được trồng từ khoảng tháng 11/2022 để phục vụ nhu cầu cá nhân.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, tổ công tác đã tiến hành nhổ, niêm phong, thu giữ toàn bộ số cây nêu trên và tạm giữ một số đồ vật, tài liệu khác có liên quan.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sơn Động đã ra lệnh tạm giữ hình sự đối với ông Tăng để phục vụ công tác điều tra.
Anh túc hay còn gọi là a phiến, thẩu, trẩu (người Tày gọi là cây nàng tiên), là loài thực vật có tên khoa học là Papaver somniferum, thuộc họ Anh túc (Papaveraceae). Được xem là cây dược liệu quý. Trong y học dùng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y. Chiết suất của cây này làm gây nghiện nặng. Vì vậy, ngành y học khuyến cáo không nên dùng trong các trường hợp thông thường, phải có sự chỉ định chi tiết và giám sát trực tiếp của bác sỹ. Việc lạm dụng cây anh túc quá mức có thể gây nghiện. Theo pháp luật Việt Nam thì anh túc là loại cây bị cấm không được trồng ở nước ta đã lâu.
Điều 192 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy như sau: “1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm: a) Có tổ chức. b) Tái phạm tội này. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.” |