【bong da lu 3】Xi măng La Hiên: Cổ đông còn chờ thực hiện ‘lời hứa’ của ban lãnh đạo?

时间:2025-01-11 21:04:17来源:88Point 作者:Cúp C1

CLH

Một góc nhà máy của Công ty CP Xi măng La Hiên. Ảnh: PV.

Kế hoạch kinh doanh khiêm tốn

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019 trình bày tại đại hội cho biết,ăngLaHiênCổđôngcònchờthựchiệnlờihứacủabanlãnhđạbong da lu 3 về cơ bản, năm 2019, Công ty CP Xi măng La Hiên – VVMI đã hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh, sản xuất được duy trì ổn định, đời sống của người lao động được đảm bảo tốt.

Theo đó, năm 2019, sản lượng sản xuất và tiêu thu đạt hơn 743.515 tấn, bằng 103,26% kế hoạch (720.000 tấn); doanh thu tiêu thụ sản phẩm và thu nhập khác thực hiện đạt 695,2 tỷ đồng, bằng 109,83% kế hoạch (632,9 tỷ đồng). Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 47,9 tỷ đồng, bằng 137,06% kế hoạch (35 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế thực hiện năm 2019 đạt gần 38,3 tỷ đồng.

Đặc biệt, Đại hội cổ đông cũng đã thông qua phương án trả cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 40%, tăng mạnh so với kế hoạch đặt ra đầu năm 2019 (12%). Trong đó, CLH dự kiến chỉ trả 20% cổ tức bằng tiền và 20% cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Đại hội cổ đông CLH cũng đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020. Theo đó, CLH đặt mục tiêu doanh thu và thu nhập khác đạt 642,9 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 36,5 tỷ đồng, giảm 24% so với thực hiện 2019; cổ tức chi trả dự kiến là 15%. Mặc dù vậy, các cổ đông chia sẻ rằng, kế hoạch kinh doanh của công ty đề ra như vậy là còn quá khiêm tốn trong bối cảnh tiêu thụ xi măng của công ty đang thuận lợi, chi phí lãi vay giảm và dòng tiền dồi dào.

Bên cạnh đó, đại hội cũng thông qua nhiều tờ trình quan trọng mà Hội đồng quản trị trình, như: Phương án quyết toán chi trả thù lao cho HĐQT, BKS năm 2019 và kế hoạch chi trả thù lao năm 2020; phương án lựa chọn công ty kiểm toán báo cáo tài chính năm 2020; phương án tăng vốn điều lệ; phương án sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; việc ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa với người có liên quan đối với hợp đồng giá trị trên 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp;…

Kiến nghị tăng mức chi trả cổ tức lên khoảng 80% lãi sau thuế

Theo tài liệu tại đại hội cổ đông của CLH, từ năm 2020, sau khi trả hết nợ vay dài hạn, công ty hàng năm sẽ có một nguồn tiền tự do rất dồi dào khoảng 80-90 tỷ đồng/năm, trong khi nhu cầu đầu tư mới và sửa chữa nâng cấp dây chuyền hàng năm tối đa chỉ khoảng vài chục tỷ (các năm trước đây chỉ khoảng 10 tỷ đồng/năm). Với tỷ lệ chi trả cổ tức và trích lập Quỹ khen thưởng phúc lợi như kế hoạch 2020, công ty giữ lại lợi nhuận sau thuế 11 tỷ đồng chưa phân phối.

Vì vậy, nhóm cổ đông cho rằng, việc giữ lại lợi nhuận sau thuế ở mức cao như vậy trong các năm tiếp theo dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (ROE) sẽ bị mất đi khoảng -1,5% mỗi năm. Ngoài việc giảm hiệu quả sử dụng vốn, việc để lại quá nhiều lợi nhuận trong khi dòng tiền rất dồi dào trong các năm sau còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra tâm lý chủ quan dễ dãi trong thu hồi công nợ, hoặc duy trì số dư tiền mặt ở mức cao không cần thiết.

“Đề nghị HĐQT, người đại diện phần vốn nhà nước tại CLH giảm tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, tăng tỷ lệ chia cổ tức lên mức 80% lợi nhuận sau thuế để nâng cao hơn nữa hiệu quả đồng vốn của cổ đông công ty, trong đó có cổ đông nhà nước” – đại diện một nhóm cổ đông nêu.

đại hội cổ đông xi măng la hiên
Ban lãnh đạo CLH lắng nghe ý kiến của cổ đông tại đại hội. Ảnh: PV.

Nhiều kiến nghị quan trọng và “lời hứa” của ban lãnh đạo

Ghi nhận tại đại hội của CLH, nhiều vấn đề tồn tại nhiều năm trong hoạt động doanh nghiệp tiếp tục được một số nhóm cổ đông cho ý kiến trên tinh thần xây dựng, nhưng không kém sự quyết liệt.

Theo đó, về nội dung kế hoạch đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh năm 2020 của CLH là 38,8 tỷ đồng, đại diện một nhóm cổ đông lớn cho rằng, việc đầu tư là cần thiết nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các dự án đầu tư khi trình lên HĐQT phê duyệt phải có các chỉ tiêu định lượng để đánh giá hiệu quả chi tiết và cụ thể. Chẳng hạn như, khi thay thế thiết bị sẽ tiết kiệm được bao nhiêu than, bao nhiêu điện năng; bao nhiêu vật tư tiêu hao; đầu tư dây chuyển tự động hóa tiết kiệm được bao nhiêu lao động, giảm được bao nhiêu giá thành sản xuất… làm cơ sở để HĐQT giám sát, đánh giá và quy trách nhiệm.

Tuy nhiên, tại đại hội, các nội dung và tài liệu liên quan đến các kế hoạch đầu tư chỉ cung cấp một cách rất sơ sài, khiến cổ đông băn khoăn.

Tại đại hội, một vấn đề “cố hữu” qua nhiều năm chưa thay đổi nhiều cũng tiếp tục được nhóm cổ đông kiến nghị là: Ban lãnh đạo CLH cần tuân thủ nghiêm quy định của Luật Đấu thầu và Luật quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, tăng đấu thầu công khai, hạn chế chỉ định thầu như những năm qua.

Được biết, theo số liệu được công ty công bố thì trong số 54 hợp đồng lớn ký kết năm 2017 và 2018, chỉ có 8 hợp đồng được thực hiện qua đấu thầu rộng rãi, số 46 hợp đồng còn lại không được đấu thầu rộng rãi.

Cũng tại đại hội, một nội dung khác được tranh luận khá gay gắt và tốn nhiều thời gian là việc trình đại hội cổ đông thông qua tờ trình về việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với người có liên quan, hợp đồng mua bán lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp.

Các cổ đông cho rằng, mặc dù đại hội biểu quyết đồng ý cho phép thực hiện mua bán với các bên liên quan, trong đó có Hợp đồng mua than với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), tuy nhiên các giao dịch này đều phải tuân thủ nguyên tắc thị trường, giá cả cạnh tranh chứ không được phép mua ở bất kỳ giá nào.

Do vậy, “chúng tôi kiến nghị việc mua bán với các bên liên quan vẫn phải được thực hiện thông qua hoạt động đấu thầu công khai” – đại diện nhóm cổ đông đề nghị. Cổ đông nhấn mạnh thêm: "Không phản đối chuyện mua bán với TKV, có thể đấu thầu thì vẫn là TKV hoặc một đơn vị thành viên TKV trúng thầu, nhưng dù sao cũng đa dạng nguồn cung và minh bạch thông tin".

Đặc biệt, tại đại hội, nhiều cổ đông không đồng tình về việc HĐQT bổ sung dự thảo hợp đồng mua than cả trăm tỷ đồng ngay ở “phút 89” khiến cổ đông không kịp nghiên cứu. Trong khi đó, theo quy định của khoản 1, khoản 3, Điều 139, Luật Doanh nghiệp 2014, thì tất cả các tài liệu trình Đại hội cổ đông thông qua thì đều phải công bố trước 10 ngày khi diễn ra đại hội.

“Dự thảo này chưa có trong tài liệu được đăng tải trước khi họp, nhưng lại có trong tài liệu được phát tại đại hội là chưa đúng luật; thậm chí một số điều khoản trong dự thảo này quá bất lợi cho phía công ty” – một cổ đông nêu.

Một vấn đề quan trọng khác cũng được nhóm cổ đông nhắc lại và đề nghị ban lãnh đạo CLH tuân thủ tuyệt đối để công ty không làm sai luật là: Công ty cần xây dựng quy trình quy chế phê duyệt đối với các giao dịch với bên liên quan, trong đó quy định thẩm quyền phê duyệt các giao dịch bên liên quan phải là HĐQT và các thành viên HĐQT có lợi ích liên quan không được quyền biểu quyết. Ngoài ra, công ty cần tuân thủ nghiêm quy định tại Thông tư Bộ Tài chính số 95/2017/TT-BTC và tại Điều lệ công ty, theo đó tất cả các giao dịch kế toán phải được thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng, chứ không được phép thu chi tiền mặt nhằm hạn chế tình trạng sử dụng tiền mặt, đảm bảo có thể truy xuất các khoản thu chi rõ ràng, tránh gian lận trong hạch toán doanh thu, chi phí. Các cổ đông kiên quyết yêu cầu người đại diện vốn nhà nước và Ban Kiểm soát công ty giám sát chặt chẽ các vấn đề này.

Theo ghi nhận tại đại hội, hầu hết các kiến nghị mang tính xây dựng của các nhóm cổ đông đều được Chủ tịch HĐQT Đỗ Huy Hùng và Giám đốc Nguyễn Văn Dũng giải trình thêm; đồng thời, thừa nhận một số điểm còn tồn tại và ban lãnh đạo CLH “hứa” sẽ nghiên cứu để dần khắc phục.

Về cơ bản, các tờ trình quan trọng đều được ĐHCĐ biểu quyết thông qua, tuy nhiên, việc khắc phục những tồn tại như đề xuất, kiến nghị của các cổ đông lớn vẫn phải chờ việc “giữ lời hứa” của lãnh đạo CLH./.

Kim Cương

相关内容
推荐内容