【coi đá banh trực tiếp ngoại hạng anh】GDP quý 3 âm 6,17%: Cơ hội nào để cải thiện mức tăng trưởng?
Thông tin GDP quý 3 tăng trưởng âm khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn | |
GDP quý 3 có mức giảm sâu kỷ lục | |
Hết quý 3,ýâmCơhộinàođểcảithiệnmứctăngtrưởcoi đá banh trực tiếp ngoại hạng anh còn hơn 50 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ |
Công ty Daikan Việt Nam, Khu công nghiệp Amata, tỉnh Đồng Nai từng bước khôi phục sản xuất. Ảnh: TTXVN |
2 kịch bản cho quý 4/2021
Theo ông Lê Trung Hiếu, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê), kinh tế Việt Nam đã đi được 3/4 chặng đường, với mức tăng trưởng 9 tháng chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước, khả năng đạt mục tiêu kế hoạch năm 2021 là không còn khả thi. Theo đó, dựa vào tăng trưởng 9 tháng đầu năm Tổng cục Thống kê đưa ra 2 dự báo về tăng trưởng cả năm 2021. Trong đó, theo kịch bản 1, tăng trưởng cả năm đạt 2,5%, để đạt được mức trên, thì tăng trưởng quý 4/2021 phải đạt 5,3%; kịch bản 2, tăng trưởng cả năm đạt 3%, để đạt được mức này thì tăng trưởng quý 4 phải đạt 7,1%.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê tính chung 9 tháng năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 483,17 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 18,8%; nhập khẩu tăng 30,5%. CPI 9 tháng cũng tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Mức lạm phát cơ bản tháng 9/2021 cũng giảm 0,26% so với tháng trước, tăng 0,74% so với cùng kỳ năm trước. |
“Với kịch bản 1 thì mức tăng trưởng quý 4 đạt 5,3%, mức này cao hơn quý 1 với 4,48% nhưng thấp quý 2 là 6,61% nên sẽ khả thi hơn là kịch bản 2, khi phải đạt mức tăng trưởng 7,1% trong quý 4”, ông Lê Trung Hiếu phân tích.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhấn mạnh rằng, Việt Nam vẫn còn cơ hội để cải thiện mức tăng trưởng hiện tại nếu sớm đạt được những thành quả tích cực hơn trong phòng chống dịch bệnh. Hiện nay, công tác phòng chống dịch vẫn đang được triển khai quyết liệt và nghiêm ngặt; chiến dịch tiêm chủng toàn dân cũng đã và đang bao phủ khá rộng, mục tiêu hướng tới 70% dân số sẽ được tiêm đủ 2 mũi đến giữa năm 2022 giúp Việt Nam có thể kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh; nhanh chóng thiết lập trạng thái bình thường mới cho hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, thái độ và ý thức của người dân trong phòng tránh dịch bệnh cũng là nhân tố quan trọng để đạt được bước tiến cao hơn trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
“Trong quý 4, nếu giải quyết được vấn đề kiểm soát dịch bệnh, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công làm vốn mồi cho nền kinh tế, sớm khơi thông những bế tắc trong lưu thông hàng hóa, thúc đẩy luồng tài chính vận hành thông suốt và hiệu quả, triển khai kịp thời các gói tài chính kích thích sản xuất, chớp thời cơ tận dụng cơ hội từ đà phục hồi thương mại, đầu tư và kinh tế thế giới... thì khả năng sản xuất phục hồi và bứt phá mạnh ở một số nhóm ngành.
Cụ thể là các ngành nông nghiệp, thủy sản, chế biến chế tạo, thương mại, vận tải, kho bãi; lưu trú ăn uống... Đặc biệt khi nhu cầu thế giới trong những tháng cuối năm đang có xu hướng tăng cao, Việt Nam sẽ có điều kiện phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao nhất có thể trong bối cảnh vẫn phải phòng chống dịch Covid-19”, bà Nguyễn Thị Hương phân tích.
4 yếu tố phục hồi
Trước đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đã hạ mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2021 xuống còn 3,8% và 6,5% vào năm 2022.
Theo ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trở lại nếu đại dịch Covid-19 được kiểm soát vào cuối năm 2021 và đến quý 2/2022 có 70% dân số cả nước được tiêm chủng.
Nhận định về những cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam trong trung và dài hạn, ông Andrew Jeffries đánh giá, tăng trưởng của Việt Nam có thể được hỗ trợ bởi 4 yếu tố: Sự phục hồi của cầu nội địa, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng hoạt động sang các thị trường xuất khẩu mới do các hiệp định thương mại mang lại, và sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn có nhiều thách thức. Rủi ro chính là đại dịch kéo dài, đặc biệt nếu tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc không tăng đáng kể. Tăng trưởng cũng phụ thuộc vào việc Chính phủ kịp thời cung cấp các mặt hàng thiết yếu, như thực phẩm và tiền mặt, cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch...
Còn theo TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nếu quý 4/2021, Việt Nam quay trở lại trạng thái “bình thường mới”, doanh nghiệp có thể phát triển kinh tế trong điều kiện kiểm soát dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế năm 2021 của Việt Nam sẽ đạt khoảng 3 - 4%. Đây là mức tăng thấp nếu nhìn vào đà phục hồi và thành công của năm 2020.
TS Võ Trí Thành cũng cho rằng, khả năng khống chế dịch và tốc độ tiêm vắc xin; sự bắt nhịp với đà phục hồi của thế giới; chính sách hỗ trợ của Chính phủ và những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thích ứng với sự thay đổi của thị trường sẽ là những nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng những tháng cuối năm cũng như cả năm 2022.