当前位置:首页 > World Cup

【thứ hạng của kv mechelen】Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 3

hội nghị tài chính

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 3 (AFMGM 3).

Mới đây,ộinghịBộtrưởngTàichínhvàThốngđốcNgânhàngTrungươngASEANlầnthứthứ hạng của kv mechelen tại thành phố Xê-bu, Phi-líp-pin, trong khuôn khổ chương trình hợp tác tài chính ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 21 (AFMM 21) và Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 3 (AFMGM 3) đã diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Phi-líp-pin.

Tham dự hội nghị có Lãnh đạo Bộ Tài chính, Lãnh đạo Ngân hàng Trung ương các nước ASEAN, Phó Tổng thư ký ASEAN, đại diện các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô khu vực ASEAN+3 (AMRO) và đại diện cơ quan tài chính, ngân hàng các quốc gia thành viên. Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.

Các quốc gia thành viên đã thảo luận về tình hình phát triển kinh tế khu vực và thế giới, tiến độ triển khai các sáng kiến hợp tác tài chính, tiền tệ ASEAN. Hội nghị ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế tích cực của khu vực ASEAN, đạt 4,6% trong năm 2016, nhu cầu nội địa sẽ tiếp tục là động lực cho tăng trưởng ở các nền kinh tế các nước thành viên ASEAN. Các Bộ trưởng cũng chia sẻ các rủi ro phát sinh từ chủ nghĩa bảo hộ có chiều hướng gia tăng cũng như các thay đổi địa chính trị có thể làm chệch đi sự phục hồi kinh tế toàn cầu, ASEAN cần cam kết thúc đẩy thương mại và đầu tư hơn nữa giữa các nền kinh tế.

Tại Hội nghị, Lãnh đạo Bộ Tài chính Việt Nam nhận định năng lực sản xuất khu vực có dấu hiệu phục hồi, tiêu dùng nội địa đã bù đắp cho suy giảm thương mại, bên cạnh đó có các nguy cơ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế khu vực như lạm phát, suy giảm cán cân vãng lai và xuất nhập khẩu giảm, tác động do biến đổi khí hậu; đồng thời chia sẻ giải pháp của Việt Nam để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế ổn định và bền vững, bao gồm cải cách đầu tư công, cải cách doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng, an toàn tài chính, quản lý nợ công bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển tài chính toàn diện.

Thúc đẩy tự do hóa dịch vụ tài chính

Về lộ trình hội nhập tài chính tiền tệ ASEAN, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc NHTW ASEAN ghi nhận tiến độ phê duyệt các Nghị định thư của Gói cam kết thứ Sáu và thứ Bảy thuộc Hiệp định khung ASEAN về tự do hóa dịch vụ tài chính và mong muốn Gói cam kết thứ Tám sẽ được ký kết nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương vào tháng 4/2018, cam kết thúc đẩy tự do hóa dịch vụ tài chính hơn nữa, đặc biệt là tái bảo hiểm rủi ro thiên tai và bảo hiểm hàng hải, hàng không và quá cảnh quốc tế.

Hội nghị cũng khẳng định tầm quan trọng của thị trường vốn và ghi nhận các nỗ lực phát triển thị trường vốn khu vực thông qua tăng cường năng lực, xây dựng và triển khai các sáng kiến như Cơ chế Đầu tư Tập thể ASEAN (CIS), kết nối các thị trường chứng khoán, Trái phiếu Xanh ASEAN, xây dựng bộ chỉ số giám sát phát triển thị trường vốn, tăng cường quản trị công ty, định hướng xây dựng nền tảng kết nối các Sở giao dịch chứng khoán.

Ngoài ra, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ASEAN cũng khẳng định vai trò quan trọng của các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN, tự do hóa lưu chuyển vốn, hài hóa hệ thống thanh toán và bù trừ khu vực và phát triển tài chính toàn diện đối với việc thúc đẩy thương mại và đầu tư nội khối.

hội nghị tài chính
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 21 (AFMM 21)

Đối với phát triển thị trường vốn, Lãnh đạo Bộ Tài chính ghi nhận những kết quả của Ủy ban công tác về phát triển thị trường vốn và Diễn đàn Phát triển thị trường vốn đã đạt được, như xây dưng bộ chỉ số về thị trường trái phiếu, trái phiếu xanh, quản trị công ty, khung chào bán quỹ đầu tập thể, đồng thời cần tăng cường hợp tác hơn nữa trong việc phát triển thị trường vốn để trở thành kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh việc khắc phục những hạn chế do trình độ phát triển không đồng đều giữa các nước thành viên, bao gồm các nội dung liên quan đến khung khổ pháp lý về thị trường chứng khoán của từng nền kinh tế, chuẩn mực kế toán, kiểm toán, tiêu chuẩn phát hành chứng khoán ra công chúng, quản trị công ty, kỹ thuật giao dịch, thanh toán bù trừ... Tất cả các yếu tố này sẽ hỗ trợ cho kết nối các Sở Giao dịch Chứng khoán trong tương lai.

Thuận lợi hóa thương mại giữa các nước ASEAN

Hội nghị hoan nghênh các nỗ lực về hợp tác thuế và hải quan, trong đó Hội nghị đã thông qua Kế hoạch Hành động Chiến lược về Hợp tác thuế, ghi nhận tiến độ phê duyệt Nghị định thư 2 về chỉ định các cửa khẩu biên giới thuộc Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa và quá cảnh.

Nhận định về vai trò của cơ sở hạ tầng trong khu vực, Hội nghị chỉ đạo Quỹ Cơ sở hạ tầng ASEAN (AIF) tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á và các đối tác để đánh giá định mức tín nhiệm, phát hành trái phiếu, hoàn thiện qui trình và đa dạng hóa danh mục dự án, tiếp tục có giải pháp để tăng vốn cho Quỹ Cơ sở hạ tầng ASEAN, ngoài vốn góp cần có thêm nguồn vốn huy động từ bên ngoài để đảm bảo bền vững tài chính. Ghi nhận các kết quả hợp tác tài chính ASEAN, Lãnh đạo Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan hải quan cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để thúc đẩy hơn nữa thuận lợi hóa thương mại, giảm chi phí, thúc đẩy cơ chế một cửa ASEAN để giúp hàng hóa ASEAN cạnh tranh tốt hơn; ủng hộ nỗ lực hợp tác thuế khu vực nhằm hài hòa các thủ tục về thuế.

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 21 và Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 3 đã thành công tốt đẹp. Hội nghị tiếp theo sẽ diễn ra tại Xinh-ga-po vào năm 2018./.

Theo Mof

分享到: